Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Được mùa ghẹ

Được mùa ghẹ
Ngày đăng: 01/06/2015

Những ngày qua, tại các vùng biển ngang như Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Tam Tiến (Núi Thành), nhiều phương liên tiếp trúng đậm ghẹ và tôm nhỏ, rạm biển, ghẹ dăm… Khu chợ hình thành trên bãi Biển Rạn (thôn Phước Lộc, xã Tam Tiến) sáng nào cũng đầy ắp các loại hải sản này. Ghẹ và các loại giáp xác được ngư dân đưa từ tàu vào bãi chất thành từng đống, được các tiểu thương cân ký đưa đi tiêu thụ.

Còn tại bãi biển Tam Thanh, các nghề lưới, đặt rập cũng bội thu ghẹ biển. Tại đây vào mỗi sáng, nhiều chiếc xuồng nhỏ vào bờ với những tấm lưới dính ghẹ dày đặc trong khoang. Nhiều ngư dân phải huy động người thân cùng nhau gỡ ghẹ ra khỏi lưới… Hiện nay giá mỗi ký ghẹ bán tại Biển Rạn khoảng 10 nghìn đồng, còn các loại giáp xác chỉ có giá vài nghìn đồng/kg, chủ yếu được tiêu thụ vào các nhà máy chế biến thức ăn gia súc…

Ông Trần Văn Hiệp (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành) cho biết, chưa năm nào ghẹ và các loại giáp xác xuất hiện nhiều như năm nay. Ông Hiệp làm nghề giã cào, mỗi ngày phương tiện của ông khai thác được hàng tạ ghẹ và các loại hải sản khác. Ông Hiệp cho biết ghẹ xuất hiện nhiều ở ngư trường cách bờ khoảng 1 hải lý nên nhiều nghề có thể khai thác được loại hải sản này.

“Nhiều nhất là vùng ven bờ thuộc xã Bình Nam, Bình Minh (Thăng Bình). Phương tiện chúng tôi làm nghề giã cào nên mục đích chính không phải khai thác loại hải sản này, nhưng vì ghẹ quá nhiều ở tầng đáy nên đêm nào cũng khai thác được sản lượng lớn. Ghẹ biển ngon nhưng loại mà ngư dân khai thác được hiện nay có kích cỡ còn quá nhỏ, lại không chắc lắm nên bán giá thấp, hiệu quả kinh tế không cao” – ông Hiệp nói.

Ghẹ và các loại giáp xác nhỏ được ngư dân khai thác với số lượng lớn cho thấy nguồn lợi thủy sản ven bờ hiện khá dồi dào nhưng cũng khiến nhiều người lo lắng. Bởi đây là những loại hải sản có thể phát triển, sinh sản và là nguồn thức ăn chính cho các loài cá, tôm, mực… có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, các loại giáp xác hiện nay chủ yếu được khai thác bằng nghề giã cào - loại hình đánh bắt dễ làm cạn kiệt nguồn lợi.


Có thể bạn quan tâm

Ký Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ký Kết Sản Xuất Và Tiêu Thụ Nông Sản Hữu Cơ Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Bộ NN&PTNT vừa tổ chức ký kết Chương trình hành động sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP, với sự tham gia của Sở NN&PTNT các tỉnh thành, Văn phòng Trung ương Đảng cùng nhiều Bộ ngành có liên quan.

11/03/2014
Nhà Nông Thêm Nỗi Lo Vì Mía Nhà Nông Thêm Nỗi Lo Vì Mía

Chưa hết buồn vì năng suất niên vụ mía giảm, lỗ vốn đầu tư, nông dân xã Ninh Tân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) lại thêm phần lo lắng bởi mía đã chặt nhưng phơi khô trên ruộng do xe chở mía bị một nhóm người chặn lại, không cho vận chuyển về nhà máy.

11/03/2014
Cung Ứng Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiếp Tục Đầu Tư Nhiều Công Trình Phục Vụ Vùng Chuyên Canh Cung Ứng Điện Cho Sản Xuất Thanh Long Tiếp Tục Đầu Tư Nhiều Công Trình Phục Vụ Vùng Chuyên Canh

“Vương quốc” thanh long của Việt Nam ngày càng mở rộng quy mô diện tích cũng đồng thời đòi hỏi nguồn điện cung ứng tăng cao. Vì vậy để phát huy hiệu quả cho cây trồng lợi thế này, ngành điện sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều công trình điện trong năm nay.

11/03/2014
Tập Trung Chăm Sóc Cho Lúa Mới Gieo Cấy Tập Trung Chăm Sóc Cho Lúa Mới Gieo Cấy

Trong đó, với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc gieo cấy và tiến hành tỉa giặm các ruộng bị thiệt hại. Khi lúa ra rễ trắng và lá mới cần bón thúc ngay lượng phân bón theo quy trình hướng dẫn. Thời gian tập trung chăm sóc, bón thúc cho lúa xong trong tháng 3.

11/03/2014
Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn Lễ Hội Ngày Mùa Trên Cánh Đồng Mẫu Lớn

Lần đầu tiên Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Vị Thủy tổ chức “Lễ hội ngày mùa” trên cánh đồng mẫu lớn (CĐML), nhằm khuyến khích và tôn vinh nghề trồng lúa, đồng thời tạo sân chơi để bà con giao lưu, học hỏi.

11/03/2014