Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Đạt Hiệu Quả Cao

Gần đây do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cộng thêm những khoản trừ bị nhiễm vi sinh khiến không ít người nuôi bò lao đao, muốn chuyển đổi sang nghề khác. Riêng gia đình anh Trần Vĩnh Thọ Long ngụ tại 73/1 ấp Dân Thắng 1, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn (TP. HCM) thì vẫn gắn bó với con bò sữa, bởi hộ gia đình anh đã tìm ra hướng đi mới: nuôi bò sữa + trồng cỏ VA06.
Anh Long tận dụng tối đa đất vườn của gia đình để trồng 3.000 m2 cỏ VA06 để phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa. Với 24 tấn cỏ thu được mỗi năm, thu được khoảng 70 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình anh hiện nay nuôi 30 con bò sữa (trong đó 12 con đang vắt sữa), do đó cỏ VA 06 chủ yếu làm nguồn thức ăn cho bò. Bên cạnh việc trồng cỏ làm thức ăn, để bò sữa phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư máy vắt sữa, hệ thống làm mát chuồng trại và biogas kết hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Mô hình bò sữa của gia đình anh hiện nay thu khoảng 18 - 20 triệu đồng/tháng.
Anh Long cho biết, ngoài việc dùng cỏ VA06 làm thức ăn, nếu ai có nhu cầu mua cỏ thì gia đình vẫn bán, giá bình quân 3.000 đ/kg. Đây là mô hình không mới, nhưng nếu biết kết hợp diện tích đất bỏ hoang để trồng cỏ là hướng đi tốt để phát triển việc chăn nuôi bò sữa tại huyện ngoại thành như Hóc Môn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.

Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.