Nuôi vịt hướng an toàn sinh học
Chăn nuôi vịt thả, chạy đồng vẫn còn phổ biến ở ĐBSCL.
Theo TS Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ĐBSCL có nhiều điều kiện chăn nuôi vịt trên đồng ruộng; là nơi duy nhất trong cả nước xuất khẩu trứng vịt muối, năm 2014 với khoảng 3,4 tỷ trứng.
Hình thức chăn nuôi vịt chủ yếu là nhỏ lẻ, chạy đồng.
Gần đây xuất hiện chăn nuôi tập trung, công nghiệp nhưng chỉ mới khoảng 908 trang trại. Vì thế, tình hình an toàn thực phẩm và dịch bệnh tăng cao. Riêng tại Vĩnh Long, 9 tháng qua đã xảy ra 12 ổ dịch, tiêu hủy hơn 3.000 con.
Nhiều chuyên gia nhận định, nuôi vịt thời gian tới sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng, do đó cần sớm tái cơ cấu ngành, đầu tư giống, chăn nuôi theo hướng trang trại, an toàn sinh học.
Hiện một số tỉnh đã hình thành các mô hình liên kết chăn nuôi, gắn chế biến và tiêu thụ hiệu quả và rất cần nhân rộng.
TS Phan Huy Thông lưu ý, từng địa phương cần rà soát quy hoạch, xác định giống nuôi, áp dụng kỹ thuật hạ giá thành sản phẩm và nhất là phải đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay mô hình lấy khí biogas từ chất thải chăn nuôi phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Mô hình không chỉ cho khí đốt sinh hoạt mà còn làm năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi.

Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức mua 13 con bò đực lai sind với kinh phí 525 triệu đồng để hỗ trợ cho nông dân ở tỉnh.

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Ông Kiều Văn Cang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định cho biết: Trong vụ hè thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI).

“Để phát huy hiệu quả vốn ưu đãi, bên cạnh việc người vay phải có ý thức vươn lên, không thể thiếu những “cầu nối” đưa vốn đến đối tượng thụ hưởng”- bà Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Quang Bình, Hà Giang, cho hay.