Mô hình chăn nuôi bò Hoàng Anh Gia Lai phấn khởi bước vào giai đoạn II
Việc chăm sóc bò thịt cũng như bò sữa đều được ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi. Những con bò sữa trước khi nhập về đều đã mang thai từ 2 đến 4 tháng và được chăm sóc với chế độ riêng tại chuồng dành cho những con đang trong thời kỳ mang thai. Bê con sau khi được sinh ra khoảng vài chục phút được tách riêng sang khu vực chăm sóc đặc biệt dành cho bê con.
Sự phát triển của bê con sẽ được cán bộ thú y theo dõi, chăm sóc. Trại bò Đak Yă là một tiểu dự án nằm trong dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt của HAGL với số vốn 6.300 tỷ đồng.
Dự kiến dự án được chia làm 2 giai đoạn và sẽ hoàn thành vào năm 2017. Dự kiến tổng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000 con, trong đó, bò sữa là 120.000 con, bò thịt 116.000 con, triển khai trên địa bàn thị xã An Khê, các huyện: Đak Pơ, Mang Yang, Ia Grai, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Chư Prông và Đak Đoa.
Hiện tại, vừa kết thúc giai đoạn I của dự án, trên vùng đất hơn 700 ha, một trang trại bò khổng lồ đã được thành hình và đi vào hoạt động ổn định với hơn 56.000 con bò thịt, 5.300 con bò sữa đang được nuôi dưỡng, chăm sóc chờ xuất chuồng, vắt sữa. Theo giấy chứng nhận đầu tư, số lượng bò là chưa đúng dự kiến, song “Sự chênh lệch đó là do chúng tôi phải cân đối đầu ra của sản phẩm”-ông Mai cho biết.
Đối với bò thịt vỗ béo, hàng ngày bò cho ăn theo đúng tiêu chuẩn của nước ngoài với cỏ, mì lát, bã đậu nành, mật mía, bắp xay... Việc phân loại bò được thực hiện theo từng tháng tăng trọng bình quân để đủ tiêu chuẩn bò xuất chuồng. Còn với bò sữa sinh sản, ngoài những tiêu chuẩn chung về dinh dưỡng, khi bò sinh sản và cho sữa sẽ tách riêng bê chăm sóc, còn bò mẹ, khi đến hết thời kỳ vắt sữa, tiếp tục cho bò thụ tinh và mang thai.
Trại chăn nuôi bò thịt tập trung của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Với trên 1.400 ha trồng cỏ, bắp để cung cấp thức ăn cho bò được trồng tại huyện Mang Yang, Đak Pơ và thị xã An Khê, toàn bộ quy trình chăn nuôi bò đều được cơ giới hóa. Loại cỏ mà HAGL trồng là giống cỏ voi nhập từ Thái Lan với năng suất cao và hàm lượng protein lớn, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, giúp cỏ phát triển quanh năm.
Việc trồng cỏ một lần và thu hoạch trong 8 năm đã giúp Công ty giảm đáng kể chi phí và giá thành. Tất cả các công đoạn trồng và chế biến thức ăn cũng được áp dụng theo quy trình khép kín. Cỏ được đưa vào bồn trộn chung với các thành phần phụ gia khác, liều lượng nhất định được các chuyên gia dinh dưỡng thẩm định nhằm đảm bảo quá trình tăng trọng của đàn bò.
Nhờ vậy, đối với bò thịt vỗ béo, hàng ngày tăng trưởng 1,5 kg/con. Sự chăm sóc đó khiến lượng hao hụt chỉ có 0,2% trên tổng đàn. Tất cả các nông trại nuôi bò đều đã xây dựng các hầm Bioga để xử lý, bón trực tiếp ra các đồng cỏ tại nông trường. Còn với phân khô, cho xử lý tại nhà chứa phân, sau đó vận chuyển đi các nông trường trồng cỏ, vườn tiêu và bán ra ngoài, hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài.
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, doanh thu từ bán bò lần đầu phát sinh trong quý II-2015 đã mang về 766 tỷ đồng cho HA.GL. Theo đó, nếu như lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 chỉ 282,627 tỷ đồng thì qua 6 tháng đầu năm 2015, con số này đã tăng lên là 526,609 tỷ đồng. Doanh thu từ bán bò ngay trong năm đầu tiên cho thấy hướng đầu tư đúng đắn của ông Đoàn Nguyên Đức-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoàng Anh Gia Lai.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian gần đây, nghề nuôi bò vỗ béo đã phát triển mạnh tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống cho bà con nông dân.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.
Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.
Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)
Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.