Đồng Tháp Triển Khai Chiến Dịch Phòng, Chống Bệnh Chổi Rồng Trên Nhãn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng thời, chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện ở các địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10/7/2015.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền việc thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp các đoàn thể, đơn vị chức năng của tỉnh, triển khai thực hiện chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc vườn cây; thu gom, tiêu hủy các cành, bông bị nhiễm bệnh đã cắt; bón phân, tưới nước theo đúng kỹ thuật và thời vụ; phun thuốc trừ nhện lông nhung khi cần thiết theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.