Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Bẫy Cây Trồng

Mô Hình Bẫy Cây Trồng
Ngày đăng: 01/08/2011

Vụ hè thu 2011, Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai mô hình bẫy cây trồng diệt chuột tại 7 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình này rất hiệu quả trong việc diệt chuột bảo vệ mùa màng.

HIỆU QUẢ CAO

Theo Sở NN-PTNT, chuột không chỉ gây hại nghiêm trọng trên các loại cây trồng như lúa, rau màu, hoa… mà còn phá vỡ kết cấu bờ mương, bờ ruộng dẫn đến hàng năm phải đầu tư khoản kinh phí lớn để sửa chữa. Còn đối với nông dân, tình trạng chuột cắn phá lúa là mối lo hàng đầu. Để giúp nông dân diệt chuột bảo vệ mùa màng, vào đầu vụ sản xuất, phòng kinh tế cũng như phòng NN-PTNT các huyện, thị xã, thành phố thường đầu tư kinh phí từ chương trình khuyến nông để mua thuốc diệt chuột, hỗ trợ cho HTX bỏ bã và phát động phong trào diệt chuột. Tuy nhiên, biện pháp này không đem lại hiệu quả cao, chuột sinh sôi di chuyển từ đồng này sang đồng khác cắn phá lúa, gây thiệt hại khá lớn cho nông dân.

Mô hình bẫy cây trồng của huyện Phú Hòa được triển khai trên cánh đồng trước đây bị chuột gây hại nghiêm trọng thuộc các HTX Nông nghiệp: Hòa An Đông, Hòa Trị 2, Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc, Hòa Định Đông, Hòa Thắng 2 và Hòa Định Tây 1. HTX Nông nghiệp Hòa An Đông đã chọn 1.600m2 ruộng lúa để đặt bẫy và chọn 10ha ruộng không đặt bẫy để so sánh. Ruộng đặt bẫy diệt chuột được xuống giống sớm hơn các ruộng lúa khác 10 ngày với loại giống có hương thơm nhẹ. Kết quả trong vòng hai tuần đã bắt được 216 con chuột và đến thời điểm cuối lúa đẻ nhánh, số chuột vào bẫy đã lên đến 464 con. Ông Lê Văn Tiến, Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hòa An Đông cho biết: “Hiện nay, chuột là đối tượng gây hại rất nguy hiểm và khó phòng trừ, mô hình làm bẫy cây trồng này rất hiệu quả. Vụ này nông dân có ruộng gần khu vực đặt bẫy rất vui mừng vì chuột không cắn phá như trước nữa”.

Tương tự, tại HTX Nông nghiệp Hòa Trị 2, với 850m2 ruộng đặt bẫy, chỉ trong một thời gian ngắn đã bắt được 113 con chuột. Theo nhiều nông dân ở đây thì năm nào họ cũng mua thuốc đặt bã nhưng chuột có tính đa nghi không ăn mà cắn lúa xơ xác đến “nóng mặt”, có người dùng ni lông “bẹo” trắng đồng để dọa chuột, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Nay áp dụng mô hình đặt bẫy cây trồng chỉ trong một khoảng diện tích nhỏ làm bẫy hom đã tiêu diệt được hàng trăm “ông tí”. HTX Nông nghiệp Hòa Trị 2, hiện có 13 hộ dân lắp 46 bẫy hom bắt được 1.570 con chuột. Theo đánh giá của Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa, hiệu quả mang lại là có những đám ruộng trước đây chuột gây hại đến 70% nay giảm rõ rệt.

CẦN NHÂN RỘNG

Để mô hình bẫy cây trồng diệt chuột mang lại hiệu quả cao đòi hỏi ruộng đặt bẫy phải gieo sạ trước lịch thời vụ gieo sạ đại trà trên cùng một cánh đồng từ 10-20 ngày. Khi ruộng đặt bẫy sạ trước, ruộng còn lại chưa được xuống giống, chuột thiếu thức ăn, gặp ruộng bẫy có lúa mộng hoặc lúa non là loại thức ăn mà chuột rất thích nên kiếm chỗ chui vào các lỗ hom của bẫy. Tuy nhiên, do không chủ động được nước tưới nên vừa qua huyện Phú Hòa chỉ có 7 HTX áp dụng được, còn lại 5 HTX Nông nghiệp: Hòa Định Tây 2, Hòa Thắng 1, Hòa An Tây, Hòa Trị 1 và thị trấn Phú Hòa không tổ chức đặt bẫy được. Theo kế hoạch của Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa, các HTX Nông nghiệp này sẽ triển khai lắp đặt bẫy trong vụ đông xuân 2011-2012 đến. Ông Nguyễn Siêng, Phó Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa, cho biết: “Qua theo dõi các bẫy cây trồng được lắp đặt trước khi gieo sạ càng sớm càng thu hút chuột. Từ hiệu quả của mô hình này, trong vụ đông xuân 2011-2012 huyện sẽ duy trì và nhân rộng mô hình, phấn đấu mỗi cánh đồng xây dựng một bẫy cây trồng diệt chuột”.

Cũng theo ông Siêng, vụ lúa hè thu 2011, huyện Phú Hòa hỗ trợ 195kg giống lúa thơm OM 6976 và 120 bẫy hom, đồng thời tập huấn cán bộ trực tiếp lắp đặt ruộng bẫy. Mô hình đặt bẫy cây trồng diệt chuột chủ động và bền vững nên bà con nông dân cần tích cực tham gia


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng GAP Nuôi Cá Rô Phi Theo Hướng GAP

Chọn giống cá rô phi đơn tính đực, nuôi thả theo hướng GAP, mô hình thí điểm nằm trong khuôn khổ dự án phát triển nuôi cá theo quy trình bán thâm canh được thực hiện tại xã Trung Minh và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế hộ mà còn mở rộng khuyến cáo ở địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

13/04/2013
Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán Cá Bớp Giá Thấp, Khó Bán

Chúng tôi về thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một trong những nơi hiện nay đang nuôi nhiều cá bớp, bởi hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Theo ông Nguyễn Phước, phó chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Lương thì hiện nay toàn xã có hàng chục hộ dân nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu. Người nuôi ít nhất cũng khoảng 500 con, nuôi nhiều khoảng 3.000 con.

10/07/2013
Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Ở Chư Pưh (Gia Lai) Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Ở Chư Pưh (Gia Lai)

Với tổng diện tích 2.450 ha (trồng mới 165 ha), sản lượng bình quân hàng năm trên 8.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với việc người dân ào ạt trồng tiêu thì bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên trên cây tiêu diễn biến tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.

17/08/2013
Trồng Mãng Cầu Xiêm Lãi 300 Triệu Đồng/ha Trồng Mãng Cầu Xiêm Lãi 300 Triệu Đồng/ha

Giá mãng cầu xiêm tại vùng chuyên canh Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đang tăng cao nhất từ trước đến nay nên nông dân hết sức phấn khởi.

10/07/2013
Khi “Bần” Không Có Nghĩa Là Nghèo Khi “Bần” Không Có Nghĩa Là Nghèo

Sáng ý và chăm chỉ, một phụ nữ chân yếu tay mềm ở tỉnh Trà Vinh đã đi tiên phong trong việc hồi sinh lại những hàng bần xanh mướt, góp phần tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn thực khách trong Nam ngoài Bắc.

17/08/2013