Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái
Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.
Là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn chi phí, khoảng 2,5 năm cho thu hoạch, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên hiện bệnh sâu đục đang làm nứt thối nhũn trái. Bệnh tập trung nhiều ở các xã Minh Hưng, Thành Tâm và thị trấn Chơn Thành.
Ông Nguyễn Văn Ký ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành cho biết: Gia đình trồng 2 sào mít Thái siêu sớm được 3 năm tuổi. Năm 2012 thu hoạch bán với giá 7.500 đồng/kg, thu nhập 50 triệu đồng. Năm nay do thời tiết thất thường, sâu bệnh phát triển nhiều hơn, đặc biệt là bệnh sâu đục trái, thiệt hại khoảng 50% trái. Đầu tháng 11-2013, gia đình thu hoạch trái và bóc mít múi bán với giá 19 ngàn đồng/kg, nhưng đến cuối tháng giá rớt xuống chỉ còn 9.000 đồng. Thương lái đến vườn mua mít loại 1, trọng lượng từ 9kg trở lên, trái tròn, cơm vàng, chỉ với giá 2.500 đồng/kg.
Còn gia đình chị Phan Thị Thương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành, trồng 1 sào mít Thái. Mặc dù tốn nhiều chi phí mua thuốc, dầu hôi để trị bệnh, nhưng không hiệu quả, cây vẫn bị thối trái.
Nhiều nông dân cho biết, phần lớn mít Thái ở đây trồng có nguồn gốc từ ghép nhánh, nên mau cho thu hoạch nhưng tuổi thọ không dài. Do để cây mang nhiều trái hoặc chăm sóc không đúng kỹ thuật, nên hầu hết sau khi thu hoạch được vài vụ cây có hiện tượng phát bệnh.
Ông Doãn Đình Nghị, Trưởng trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật huyện cho biết: Bệnh thối và nứt trái do ruồi đục đẻ trứng gây thối nhũn. Nông dân nên dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi, bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10Nd, decis 25ec. Nông dân cần thường xuyên thăm vườn, chủ động phun thuốc trừ nấm hay điều tiết nước tưới và phân bón phù hợp có thể phòng được bệnh. Trường hợp trái bị thối mới phát hiện dùng vôi quét lên vết bệnh, ngăn không cho bệnh phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Thống kê sơ bộ của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mỗi địa phương vùng ĐBSCL canh tác khoảng 20-30 giống lúa khác nhau cho mỗi vụ lúa. Nhiều ý kiến cho rằng: Trong cùng một cánh đồng, sản xuất nhiều giống khác nhau khiến chất lượng lúa gạo không đồng đều và giá trị thương mại của sản xuất lúa gạo không cao.
Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân, Hội Nông dân xã Thiện Nghiệp (TP. Phan Thiết - Bình Thuận) triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm bước đầu đem lại hiệu quả.
Khi nói đến cây Thanh long ruột đỏ, ít ai có thể tin rằng nó lại có thể bén rễ trên những mảnh đất vườn tạp, đất đồi của xã Tân Quang (Bắc Quang - Hà Giang). Từ những mô hình đầu tiên của Trạm Khuyến nông huyện trồng khảo nghiệm cách đây vài năm, đến nay đã có nhiều hộ mạnh dạn trồng loại cây này theo quy mô lớn.
Vì vậy, những thành công từ Dự án "Sản xuất hạt giống lúa lai F1" giai đoạn 2011-2013 do Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện đã góp phần mở rộng diện tích lúa lai thương phẩm, tiến tới chủ động sản xuất hạt giống trong nước.
Tính tới thời điểm hiện tại, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thả được 142ha tôm càng xanh, thấp hơn chỉ tiêu đề ra và giảm 18ha so với cùng kì năm trước.