Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất Trắng Hàng Nghìn Ha Lúa Mới Cấy

Mất Trắng Hàng Nghìn Ha Lúa Mới Cấy
Ngày đăng: 23/02/2014

Do thời tiết rét đậm vào đúng thời điểm nông dân miền Bắc xuống đồng gieo sạ và cấy, nên ở nhiều nơi đã xảy ra hiện tượng mạ chết, buộc nông dân phải làm đất gieo cấy lại.

Nhà cấy 1 mẫu ruộng, anh Bùi Văn Thuần ở thôn Hạ, xã Hồng Phong (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: Diện tích lúa mới cấy của thôn bị chết rét khá nhiều, có nhiều hộ cấy mạ non bị chết đến 50 - 60%. Riêng nhà tôi, lúa bị chết rét cũng đã lên đến 3 sào. Anh Thuần cho biết, theo thông báo của xã thì còn hơn 10 ngày nữa mới hết đợt cấy, nên anh đã tìm mua hơn 4kg lúa giống về để ngâm ủ, chuẩn bị gieo mới, hy vong sẽ cấy kịp vụ.

Ghi nhận của phóng viên NTNN tại một số xã như Văn Tố, Tiên Động, Quang Trung… của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) cho thấy, tình trạng lúa mới cấy bị chết rét tương đối nhiều. Anh Đặng Văn Hưng ở Tứ Kỳ (Hải Dương) cho biết: Vụ chiêm xuân năm 2014, nhà tôi cấy xong 5 sào, nhưng do thời tiết rét quá đã làm chết mất 40%, đang không biết lấy mạ đâu mà cấy bù vào đây...

Cùng thôn với nhà anh Hưng, anh Trần Văn Hậu cho hay: “Thời tiết năm nay khắc nhiệt, làm khổ nông dân chúng tôi quá, nhà tôi đã cấy xong gần 3 mẫu, đang mừng thì giờ ra kiểm tra ruộng thấy nước trắng băng, còn lơ thơ vài cây lúa nữa mà như đứt từng khúc ruột”. Anh Hậu cho biết thêm: Diện tích lúa chết của nhà tôi đã lên đến 1,4 mẫu, chiếm 50% diện tích. Hiện, tôi đang tính sẽ đi mua lúa giống về vãi bù lên những chỗ lúa bị chết.

Tại Hà Nam, diện tích thiệt hại ước khoảng 10 - 15%, tương đương vài nghìn ha, chủ yếu là diện tích gieo sạ và cấy mạ nhổ trước tết. Trong đó huyện Bình Lục, Lý Nhân, Kim Bảng… có số thiệt hại lớn. Ông Tống Đức Du - Trưởng phòng NNPTNT huyện Bình Lục cho biết: “Huyện gieo cấy khoảng 8.100ha lúa chiêm xuân, hiện có khoảng 15% diện tích bị ảnh hưởng, chết do rét, tương đương hơn 1.000ha”.

Tại tỉnh Bắc Giang cũng có khoảng 3.000 - 4.000ha lúa bị ảnh hưởng, chết do rét, hiện tỉnh đã liên hệ với các công ty lúa giống để cung cấp hạt giống cho người dân gieo mạ cấy lại. Ông Nguyễn Thế Huy - Trưởng phòng NNPTNT huyện Tân Yên thông tin, do đa số diện tích lúa của huyện được cấy trước tết, sau tết gặp đợt rét đậm, rét hại nên ảnh hưởng rất lớn, với khoảng 1.000ha.

Ông Trần Xuân Định- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, khó khăn lớn nhất hiện nay, là hầu hết các công ty giống đều đã hết thóc giống, vì vậy người dân buộc phải dùng thóc thịt để gieo cấy vào những diện tích bị thiệt hại. “Tình huống bất khả kháng là phải dùng thóc thịt làm thóc giống, nhưng thóc thịt bây giờ cũng tương đối thuần, nên cũng đỡ lo...” - ông Định nói.


Có thể bạn quan tâm

Nỗ lực truy tận gốc chất tạo nạc Nỗ lực truy tận gốc chất tạo nạc

Trước vụ việc một số người chăn nuôi heo dùng chất tạo nạc để trục lợi bất chính diễn ra trên diện rộng, các cơ quan chức năng đã vào cuộc truy tận nơi sản xuất chất cấm này. Bước đầu đã hé lộ những đối tượng vi phạm.

01/09/2015
Làm giàu từ kinh tế trang trại Làm giàu từ kinh tế trang trại

Với niềm đam mê chăn nuôi, anh Võ Đình Duẫn (thôn Bắc Lân, xã Ba Động, Ba Tơ, Quảng Ngãi) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mô hình trang trại chăn nuôi heo khép kín. Sau 3 năm, mô hình này đã mang lại doanh thu tiền tỷ cho gia đình anh.

01/09/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo Hiệu quả từ mô hình trồng màu kết hợp với nuôi bò vỗ béo

Đó là mô hình của nông dân Huỳnh Trung Tràng, sinh năm 1957, ấp Sóc Mới, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, doanh thu hàng năm đạt trên 200 triệu đồng, lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm.

01/09/2015
Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

01/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015