Báo Động Gạo Nhiễm Chất Gây Ung Thư

Gạo nhiễm chất gây ung thư Arsenic đang là mối quan ngại đối với sức khỏe của hàng tỉ người trên toàn cầu.
Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.
Ủy ban này qui định mỗi kg gạo bán ra thị trường quốc tế chỉ được chứa 0,2 milligram arsenic.
AFP dẫn lời điều phối viên về vấn đề an toàn thực phẩm của WHO, Angelika Tritscher cho biết Arsenic có trong vỏ trái đất, thường có trong môi trường đất và nước, chất này nhiễm vào cây trồng theo đường tự nhiên do cây trồng hấp thụ từ đất và nước. Hàm lượng arsenic nhiễm vào cây trồng tăng dần theo thời gian trưởng thành của cây, nhất là cây lúa.
Theo WHO, chất arsenic nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng ở một số nước trồng lúa ở châu Á.
"Vì gạo là nguồn lương thực chủ yếu ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới nên một lượng lớn dân số thế giới sẽ bị ảnh hưởng nếu nguồn gạo không an toàn. Tiếp xúc dài lâu với chất Arsenic sẽ gây ung thư và các chứng bệnh về nhiễm trùng da”, bà Tritscher cho biết.
Giới chuyên gia quốc tế cho rằng các nước phải đưa qui định này vào bộ luật của từng nước để đảm bảo an toàn đối với nguồn thực phẩm cung cấp cho toàn thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Với phần lớn diện tích đất tự nhiên là vùng gò đồi, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi, trong đó có thế mạnh về nuôi gà đồi.

Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.

Ngày (10/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời) tổ chức thả một số loại cá giống nước ngọt ở một số cửa sông nội đồng để tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015.

Cá tra được xác định là một trong những sản phẩm quốc gia chiến lược của Việt Nam với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, dù sản xuất và tiêu thụ cá tra còn gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, chi phí đầu vào nuôi tăng, người nuôi thua lỗ, thị trường xuất gặp khó, giá xuất khẩu giảm, các rào cản thuế quan và phi thuế quan…