Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất đất vẫn có việc thu nhập cao hơn làm ruộng

Mất đất vẫn có việc thu nhập cao hơn làm ruộng
Ngày đăng: 21/10/2015

Thu nhập cao hơn làm ruộng

Năm 2013, chị Nguyễn Thị Ngọc ở tổ 8, phường Phú Lương là một trong hàng trăm nông dân bị mất đất có may mắn được tham gia lớp dạy nghề từ Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động (LĐ) nông thôn của Chính phủ.

Chị Ngọc tâm sự: “Hồi đó, nhà có 3 sào ruộng thì bị lấy cả nên gia đình tôi không biết làm gì ra tiền.

Cũng may sau đó được địa phương cho đi học nghề nấu ăn, giờ tôi đã xin được việc làm tại một căng tin của Trường Đại học Đại Nam”.

Còn chị Nguyễn Thị Thái (tổ 11) cũng được đào tạo nghề lái xe sau khi mất đất.

Hiện chị đang lái xe cho một công ty tư nhân, lương tháng được 7 triệu đồng.

So với làm ruộng trước kia, thu nhập giờ cao hơn, ổn định hơn nên gia đình chị Thái còn có cả tiền tích lũy.

Một buổi học thực hành chữa bệnh cho gia súc của học viên lớp trung cấp nghề chăn nuôi thú y tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Vi Hải – Chủ tịch Hội ND phường Phú Lương, do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nên địa phương ưu tiên dạy nghề phi nông nghiệp cho bà con.

Chia sẻ thêm về điều này, ông Dương Ngọc Thỏa – Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương cho biết, toàn phường có hơn 400ha đất nông nghiệp, nhưng  hiện đã có hơn 200ha bị lấy để phục vụ các dự án công nghiệp.

Do đó, nhiều người không còn kế sinh nhai, nhu cầu học nghề để chuyển đổi công việc của bà con rất lớn.

“Trong năm 2015, chúng tôi đã mở 2 lớp dạy nghề về nấu ăn và chăn nuôi lợn cho những hộ bị mất đất.

Hiện các hộ đều áp dụng kiến thức học được để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm tại nhà” - ông Thỏa nói.

Phát huy tinh thần chủ động

" 6 tháng cuối năm, quận Hà Đông tiếp tục dạy nghề cho khoảng 600 LĐ nông thôn, trong đó có 550 học viên là nông dân mất đất.

Mục tiêu chúng tôi đề ra là 100% học viên được cấp chứng chỉ nghề, 80% học viên có việc làm sau khi đào tạo...” .
Bà Phạm Thị Hòa 

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Hòa - Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết, một trong những thành công trong công tác dạy nghề tại phường Phú Lương nói riêng, quận Hà Đông nói chung là do người dân đã chủ động đăng ký học nghề, còn chính quyền địa phương luôn ủng hộ kịp thời.

UBND quận và nhiều phòng ban cũng đã nghiên cứu để lồng ghép các văn bản chỉ đạo trong quá trình thực hiện Đề án 1956, do đó các lớp học đều phát huy hiệu quả.

Cụ thể, UBND quận đã chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm quận Hà Đông chủ động rà soát số LĐ có nhu cầu học nghề, doanh nghiệp có nhu cầu về LĐ để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Theo đó, trong năm 2015, quận Hà Đông đã triển khai được 25 lớp dạy nghề, gồm 3 lớp nông nghiệp cho 105 người; 13 lớp phi nông nghiệp cho 445 người.

Số LĐ sau học nghề đã có việc làm từ khi triển khai Đề án 1956 đến nay là 3.822/5.251 người, đạt gần 73%.

Trong đó, LĐ được doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng  là 1.253 người, thành lập tổ hợp tác là 447 người; tự tạo việc làm 2.140 người.

“Mong muốn của quận là UBND thành phố sớm phân bổ kinh phí dạy nghề LĐ nông thôn năm 2016, đồng thời, Sở LĐTBXH Hà Nội có chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật tư...

cho các học viên học nghề; hỗ trợ kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật sản xuất rau an toàn trên diện tích 50ha tại phường Đồng Mai, nhằm giúp nông dân sản xuất rau an toàn hiệu quả” – bà Hòa kiến nghị. 


Có thể bạn quan tâm

Tiếp Sức Người Trồng Gừng Tiếp Sức Người Trồng Gừng

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.

26/06/2012
Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá

Trái với mọi năm, sau đợt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng thường hút hàng với giá khá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm trong thời gian dài. Tuy nhiên, năm nay tôm thẻ chân trắng đang rớt giá thê thảm dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều than thiếu nguyên liệu và hầu hết tôm thẻ chân trắng ở miền Trung lẫn miền Tây vẫn đang nằm trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.

23/07/2012
Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan

UBND huyện Tuy An và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên đã tiến hành quy hoạch 40ha trên đầm Ô Loan để thực hiện mô hình thả nuôi sò huyết.

08/04/2015
Hiệu Quả Từ Quy Hoạch Vùng Chăn Nuôi Tập Trung Hiệu Quả Từ Quy Hoạch Vùng Chăn Nuôi Tập Trung

Việc thí điểm phát triển chăn nuôi (PTCN) bò sữa theo vùng (từ năm 2008 đến 2010) tại Hà Nội thành công đã khẳng định với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội thì PTCN theo vùng, quy mô lớn ngoài khu dân cư là hướng đi tốt. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tham mưu đề xuất Chương trình PTCN theo vùng, xã trọng điểm và PTCN quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015 và đã được UBND thành phố phê duyệt.

24/07/2012
Ngan Chết Hàng Loạt Sau Khi Ăn Ngan Chết Hàng Loạt Sau Khi Ăn

Cho ngan ăn sau một ngày bỗng thấy hàng trăm con ngan trong trại lăn đùng ra chết. Xung quanh vấn đề này ông Lỗ Cao Chí, chủ trang trại ngan nghi vấn có thể do loại thức ăn hỗn hợp dành cho vịt, ngan hiệu Herofeed 3002 của Cty CP Dinh dưỡng Việt Tín

19/11/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.