Mận Cơm Được Mùa Kép

Với giá ổn định như hiện nay, một vụ mận cơm tạo nguồn thu từ 30 - 40 triệu đ/hộ.
Hiện đang là thời điểm chính vụ thu hoạch mận cơm ở Lạng Sơn. Năm nay, do thời tiết thuận lợi nên mận cơm được mùa, giá bán cao hơn từ 3.000 – 5.000đ/kg so với năm ngoái.
Cây mận cơm được trồng ở Lạng Sơn từ hàng chục năm nay góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con vùng cao.
Với khí hậu phù hợp, hiện nay diện tích cây mận cơm ở Lạng Sơn lên tới hơn 1.400 ha, trong đó có khoảng 1.000 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân đạt 38 đến 40 tạ/ha, tổng sản lượng khoảng 4.200 tấn/năm. Các huyện có diện tích mận cơm lớn nhất là: Cao Lộc 448 ha, Văn Lãng 235 ha, Văn Quan 162 ha...
Do thời tiết thuận lợi nên cây mận cơm năm nay được mùa, năng suất cao hơn so mọi năm. Mỗi cây cho thu hoạch khoảng 30 - 50 kg quả.
Với giá bán tận gốc từ 10.000 – 12.000 đ/kg, có hộ gia đình chăm sóc tốt quả mận to, tròn đẹp giá từ 18.000 – 20.000 đ/kg. Với giá ổn định như hiện nay, một vụ mận cơm tạo nguồn thu từ 30 - 40 triệu đ/hộ.
Theo đánh giá của các tư thương thu mua mận thì mận cơm Lạng Sơn có nhiều ưu điểm như mẫu mã đẹp, mùi vị và hương thơm độc đáo. Đặc biệt, mùa thu hoạch lại không trùng với thời điểm các giống mận khác nên được nhiều khách hàng, đặc biệt là khách du lịch lên tham quan, nghỉ dưỡng tại Lạng Sơn ưa chuộng.
Tuy nhiên, thực tế phát triển cây mận cơm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng đã bộc lộ một số bất cập, trong đó có việc chưa hình thành vùng trồng tập trung mà chỉ trồng rải rác trên các vườn đồi hoặc trong vườn gia đình. Bên cạnh đó, sau nhiều năm, cây mận cơm đã có biểu hiện già cỗi, thoái hóa, trong khi người dân chưa quan tâm đến việc đầu tư thâm canh, kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa…
Related news

Đây là nhận định trong báo cáo của Ban chỉ đạo sơ kết năm năm thực hiện nghị quyết trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình Bộ Chính trị tại cuộc họp ngày 14-3.

Sinh ra trong gia đình phi nông nghiệp, nhưng từ nhỏ Bùi Trung Hiếu (ngụ ấp 2, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh) rất mê hoa lan.

Không rõ câu nói “Thành công không đợi tuổi” của ai, song tôi thấy rất đúng với chàng trai xứ cọ Nguyễn Minh Đăng (sinh năm 1989, ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, Phú Thọ).

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An phối hợp với Trạm Khuyến nông Diễn Châu xây dựng "Mô hình nuôi cua thương phẩm" tại hộ ông Trần Lộc, xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, với quy mô diện tích mặt nước ao 0,5 ha, thả 5.000 con cua giống, cỡ giống thả bình quân 40 con/kg.

Trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, trồng quanh năm, có thể trồng trong đất và trồng bằng phương pháp thủy canh.