Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Malaysia - Lời Khuyên Hữu Ích Trong Việc Đối Phó Với Hội Chứng Tử Vong Sớm (EMS)

Malaysia - Lời Khuyên Hữu Ích Trong Việc Đối Phó Với Hội Chứng Tử Vong Sớm (EMS)
Ngày đăng: 20/01/2014

Gây giống:

Trong hơn 5 năm qua, tỉ lệ sản xuất ấu trùng đã phát triển mạnh mẽ. Thường thì người ta tiến hành chọn lọc giống mang chất lượng tốt. Một khi chúng ta chú trọng vào khả năng sinh trưởng nhanh thì tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực lên những đặc điểm mong muốn như bệnh về sức đề kháng. Tiến sĩ Chalor Limsuwan (email ffiscll@ku.ac.th ), 1 giáo sư đến từ Khoa sinh học Thủy sản Trường Đại học Kassetsart, Thái Lan cùng nhóm nghiên cứu của ông cho rằng giao phối gần ở tôm lớn nhanh có thể là 1 phần gây nên bùng phát dịch EMS bởi vì những cá thể phát triển nhanh sẽ yếu và dễ mắc bệnh.

Thả giống:

Các kết quả báo cáo từ những nơi ương trứng chỉ ra rằng con giống bị chết non là do bị cắt bỏ thời gian đẻ trứng thậm chí trong suốt thời gian sinh sản. Trước đây, cắt bỏ việc ương giống vài lần trước khi chúng không còn khả năng sinh sản. Tiến sĩ Limsuwan đề xuất rằng sinh sản tự nhiên không cắt mắt để sản xuất tôm dù khả năng sinh trưởng chậm hơn nhưng giống sẽ khỏe và mạnh hơn.

Nơi ương trứng:

Trong suốt quãng thời gian phát triển của trang trại nuôi tôm lớn, ương trứng cung cấp các tài liệu kiểm soát chất lượng bao gồm các bản cáo cáo chi tiết và cung cấp nhanh chóng về chất lượng của ấu trùng tôm. Tuy nhiên đối với những năm sau này, khi hội chứng vi rút đốm trắng(WSSV) bắt đầu phá hủy vụ mùa tôm sú thì các ngư dân lại thay đổi canh tác để nuôi trồng giống tôm không bị nhiễm mầm bệnh, giống tôm trắng (SPF). Khi thay đổi giống tôm trắng này, các tài liệu kiểm soát chất lượng dường như cũng không tồn tại nữa. tôi cho rằng việc ấp trứng tiếp tục hồi phục lại các tài liệu kiểm soát chất lượng cho ngư dân.

Về kiểm định chất lượng, ấu trùng tôm phải được kiểm tra dưới 13 tiêu chuẩn đã đặt ra. Tôi khuyến cáo các ngư dân nên thả giống tôm hơn 12 ngày tuổi vì giai đoạn này bộ phận gan tụy và hô hấp đã phát triển gần như hoàn thiện.

Kiểm định chất lượng ấu trùng tôm (ÂTT) để ngăn ngừa bệnh tử vong sớm (EMS)

ÂTT phải sạch và mắt sáng

ÂTT phải có nhiểu hơn 4 chiếc răng/xương trên mỏ

ÂTT không bị thương hay dị dạng bất cứ bộ phận nào

Các bộ phận chân, râu của ÂTT phải sạch và không có bất kì loài tảo nào bám trên cơ thể

Tỉ lệ thịt với ruột là 1:4

Gan tụy phả lớn hơn 0,08 milimet

Các ống nhỏ trong gan phải phát triển tốt

Phải có 1 lượng tế bào lipid lớn, co giãn trong gan

Phần đuôi nên dài và dày

Không có các sinh vật hôi hám bám vào ấu trùng như : Zoothanium hay Vorticella

Không có phẩy khuẩn trên ấu trùng tôm, nước và gan tụy

422 đến 470 ấu trùng tôm 12s/gram

Ấu trùng tôm phải qua được phần kiểm tra nồng độ muối thấp nhất và áp suất fomalin

Ấu trùng tôm tối thiểu đạt 80% các tiêu chuẩn trên

Những ấu trùng tôm nhỏ chiếm 1 phần trong hầu hết 80% tôm mắc chứng tử vong sớm ở Mã Lai. Mật độ thả trứng, zoea, mysis và ấu trùng tôm tại nơi ương trứng cao hơn mức độ tối ưu. Tôi tin rằng điều này gây áp lực cho ấu trùng tôm có khả năng sống sót nơi ương trứng do những điều kiện kiểm định. Tuy nhiên chúng sẽ không kháng cự được dịch bệnh khi rời khỏi nơi ương trứng.

Những nơi ương trứng thương phẩm nên mời nông dân đến để tham quan cơ sở vật chất của họ và kiểm tra chất lượng ấu trùng tôm trước khi mua bán. Ngư dân nên kiểm tra nước ngọt và áp lực formalin ở nơi ương, sau đó so sánh sự khác biệt với nông trại và hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn lựa chọn ấu trùng tôm. Trước khi thả giống trong ao, nơi ương trứng và nông trại nên thiết lập mối quan hệ vào trao đổi thông số kĩ thuật. Nơi ương trứng và trang trại cần làm việc cùng nhau nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Trước kia, khi ấu trùng tôm được chuyển sang các ao nuôi thương phẩm, thông số ao nuôi thay đổi đa dạng như là khoáng chất thấp, độ trong suốt của sinh vật phù du không ổn định, nồng độ hòa ta oxi thấp, nhiệt độ không cố định, độ pH, độ muối, và thời tiết bất thường có thể làm giảm nhanh sức đề kháng của ấu trùng.

Một số nơi nuôi thương phẩm khuyến cáo rằng nên giữ độ pH của nước thấp hơn 7.6. Điều kiện này không hợp lí cho việc nuôi tôm mà còn thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh. Cùng lúc đó, khi độ pH thấp thì khí hidro sunfua (H2S) sẽ trở nên độc hại hơn. Tôm mới thả rụng lông rất thường xuyên và phát triển cũng nhanh. Đây là thời gian chúng rất yếu vì vậy giữ nguyên nồng độ khoáng trong nước là rất cần thiết. Nên giữ các khoáng chất ở mức độ tốt nhất hoặc cao hơn 1 chút. Khi nồng độ khoáng giảm xuống dưới 50% so với yêu cầu và tôm có vỏ mềm thì khả năng nhiễm EMS càng cao. Lớp vỏ mềm là 1 triệu chứng của EMS. Độ pH duy trì giữa 7,8 và 8,1 rất quan trọng. Thao tác cần thiết khác để tăng hệ miễn dịch cho ấu trùng tôm là bổ sung thức ăn chứa chất kích thích miễn dịch, hỗn hợp đa vitamin và chất khoáng.

Chuẩn bị ao nuôi:

Trong quá trình chuẩn bị ao, người ta khuyến khích viêc cày tơi đáy ao để tăng độ pH và nhiệt độ của lớp đất đồng thời khử khí H2S. Chú trọng vào việc duy trì chất lượng nước tốt thông qua nuôi trồng, quản lí chế độ ăn để ngừa nhồi ăn quá mức, và kiểm soát kĩ thành phần chất khoáng trong nước. Nhiều ngư dân đã qua đào tạo có khả năng tiếp tục nuôi trồng tôm không bị dịch EMS trong 70 ngày đầu  nuôi thương phẩm.

Nuôi thương phẩm:

Ấu trùng tôm trong ao thường xuyên bị bệnh do chủng vi khuẩn (Vibrio, Pseudomonas, Ralstonia và Rhodococcus).  Sức đề kháng của ấu trùng tôm dễ bị nhiễm bệnh khi hệ miễn dịch suy yếu. Hội chứng tử vong sớm-EMS là do nhiều chủng vi khuẩn gây ra (ví dụ: Vibrio parahaemolyticus và V.harvey). Những mầm bệnh thải ra các chất độc và những chất độc không nhận biết được từ tảo lục lam. Khí H2S cũng là 1 nguyên nhân gây triệu chứng trên. Cùng với các chủng vi khuẩn, những yếu tố có lợi cho EMS gồm độ pH trong nước thấp (

Ở những ao nuôi bằng đất, mầm bệnh thường phát triển mạnh trong vật chất hữu cơ hoặc trong lớp đất đen sâu dưới đáy ao vài inch- nơi có độ pH thấp (

Độ pH của ruột: độ pH của ruột dao động bất thường ảnh hưởng đến điều kiện phát triển của gan tụy. Thông thường độ pH của ruột tôm trung tính là 7,0. Chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng không hợp lí bằng của tôm sú. Nhiều chất độc bao gồm chủng vi khuẩn Vibrios và chất độc từ tảo lục lam có thể xâm nhập vào hệ đường ruột và có thể gây tăng độ pH. Điều này có khả năng dẫn đến rối loạn khả năng tiêu hóa, hấp thụ không hiệu quả chất dinh dưỡng cũng như khả năng dự trữ chất dinh dưỡng cần thiết cho gan tụy. Để loại trừ chủng khuẩn Vibrio và khuẩn cộng sinh như các chế phẩm vi sinh hay men để giảm độ pH của đường ruột.

Kiểm soát EMS:

Những trang trại ở đảo Penang, Malaysia đang tuân theo các khuyến cáo và quy trình ở trên. Gần đây họ chưa gặp ca nhiễm EMS nào và trên đất liền, một vài trang trại nuôi trồng đã báo cáo về những vụ thu hoạch thành công. Ở phía nam Mã Lai, những ngư trường ở Pekan, Johor Bahru, Pontian và Kota Tinggi cũng có những vụ thu hoạch thuận lợi. Ở Sarawak, phía Đông Mã Lai(phía Bắc duyên hải quẩn đảo Borneo), chỉ có một trại nuôi là có khả năng chống chọi với dịch EMS. Nó gần như đạt được sản lượng trung bình khoảng 10 tấn/0,6 héc ta. Ở Sabah, phía Đông Mã Lai (cực Đông Bắc quần đảo Borneo), 2 ngư trại ở Kudat chưa từng nhiễm EMS. Một trong hai có khả năng đạt sản lượng 7 tấn/0,5 héc ta và trang trại còn lại đạt 20 tấn/0,6 héc ta. Cũng có 2 ngư trại ở Kunak, Sabah, không bị nhiễm EMS và đạt sản lượng trung bình là 6 tấn/0,5 héc ta.

Làm gì khi EMS tấn công:

khi tôm có những dấu hiệu chết, nông dân nên lập tức theo dõi. Bật các quạt khí trong 5-8 ngày. Ngừng cho ăn từ 5-8 ngày tùy thuôc vào số lượng từ vong. Áp dụng ác loại thuốc tẩy uế như là Remedor Aquatic, Bayer để giảm khuẩn Vibrio, vi-rut và các cơ thể nấm. Dùng chanh (CaCO3) để duy trì pH trên 7,8 vào buổi sáng và 8,1 vào buổi tối. Độ chênh lệch pH hằng ngày nên nhỏ hơn 0,3 và độ kiềm axit nên tăng trên 130/130ppm (ppm: phần triệu). Cuối cùng, bổ sung các sản phẩm chứa khoáng chất như là Exel Aqua Basic (EAB, Bayer) để duy trì độ khoáng tối ưu vào ban đêm.

Vào ngày thứ 2 dịch bệnh bùng phát, bổ sung gấp đôi liều lượng khuẩn có lợi để cải thiện chất lượng nước. Kiểm soát  các thông số ghi tất cả chất lượng nước và lấy thông số đo lường để cân bằng khi chúng ra khỏi quy định thông thường. Tiến hành như vậy trong ngày thứ 3. Trong ngày thứ 4, bổ sung gấp đôi men probiotic cho lớp đất (chế phẩm vi sinh), trong khi đó vẫn tiếp tục kiểm soát tất cả các thông số chất lượng nước và điều chỉnh cho phù hợp. Tiến hành cho ăn lại khi không còn tôm chết trong những máng ăn nữa. Bắt đầu tại 30% tỉ lệ cho ăn thông thường và tăng dần cho đến khi đạt 500 gam/100.000 con ấu trùng tôm. Nên trộn nhiều loại thức ăn như men đường ruột, chất khoáng, tăng cường hệ miễn dịch và làm tăng giọt dầu.


Có thể bạn quan tâm

Rong Mơ Mất Giá Rong Mơ Mất Giá

Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.

09/06/2014
Cần Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng An Toàn Sinh Học Cần Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Tai Tượng An Toàn Sinh Học

Hiện nay, cá tai tượng là một trong những loài thủy sản mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, người nuôi cá tai tượng chưa chú ý nhiều đến chất lượng sản phẩm và môi trường nuôi, nên sản phẩm tạo ra chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

09/06/2014
Đệm Lót Cho Heo, Gà Đệm Lót Cho Heo, Gà

Đồng Nai hiện có hàng chục trang trại và hộ nông dân đã ứng dụng thành công chăn nuôi bằng đệm lót sinh học. Đây là cách chăn nuôi tiên tiến mà đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015 khuyến khích nhân rộng.

19/05/2014
Thuốc “Đắng” Trong Tôm Xuất Khẩu Thuốc “Đắng” Trong Tôm Xuất Khẩu

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo nếu tình trạng dư lượng OTC trong tôm Việt Nam không được cải thiện, EU sẽ xem xét các biện pháp kiểm soát ngặt nghèo hơn với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.

09/06/2014
Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa Ông Nguyễn Văn Muôn Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Bò Sữa

Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm kiếm cây trồng - vật nuôi mới đưa về thuần hóa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Từ đó, xây dựng thành những mô hình sản xuất cho lợi nhuận cao. Tiêu biểu như mô hình nuôi bò sữa của ông Nguyễn Văn Muôn (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu).

19/05/2014