Bổ sung vùng cấm khai thác hải sản
UBND tỉnh Kiên Giang vừa có quy định mới về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, về quy định phần khai thác thủy sản vẫn giữ nguyên các vùng khai thác theo quy định trước đây, gồm vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi, vùng đệm giữa 2 tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và vùng cấm khai thác có thời hạn. Bổ sung mới vùng cấm khai thác từ bờ biển đến các điểm nối liền các điểm cách bờ biển ra 3 hải lý và cách các đảo, quần đảo ra 1 hải lý. Lý do là vùng này quy hoạch để nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo theo Quyết định 1298/QĐ-UBND ngày 15.6.2011 của UBND tỉnh.
Mục đích của quy định vùng cấm khai thác nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn, bảo vệ môi trường sống, sinh sản của các loài sinh vật biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, ven đảo, đảm bảo hài hòa giữa khai thác, bảo vệ nguồn lợi và nuôi trồng thủy sản...
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Nhật Lệ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk cho biết, toàn tỉnh có khoảng 150 hộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với diện tích 15 ha, chủ yếu nuôi trong ao đất và lồng bè. Điển hình là hộ anh Nguyễn Minh Tuấn, người tiên phong nuôi cá lăng đuôi đỏ ở hồ Ea Kao.
Đó là chủ đề chính trong hội thảo khoa học vừa được Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Chợ Lách và Ban Quản lý Dự án DBRP phối hợp tổ chức tại Chợ Lách (Bến Tre). Nhiều nhà khoa học đến từ các viện, trường và hàng trăm nông dân trong, ngoài tỉnh đã đến dự.
Lâu nay, nghề chăn nuôi hươu ở huyện miền núi Hương Sơn đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc biệt trong thời gian gần đây bằng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp nên nghề chăn nuôi hươu trên địa bàn đã có bước phát triển vượt bậc, việc xây dựng mô hình theo hướng tập trung hàng hóa thực sự có sức lan tỏa rộng lớn trong nếp nghĩ, cách làm của hầu hết người dân.
Tại buổi tập huấn, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con tìm hiểu các triệu chứng, đặc điểm, chu trình gây hại của ruồi đục quả và biện pháp phòng trừ bằng bẫy bả sinh học Ento – Pro. Qua đó giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm táo.
Tổng kết sản xuất vụ thu đông năm 2012, nông dân xã Tân Thạnh – vùng đầu nguồn của thị xã. Tân Châu (tỉnh An Giang) vô cùng phấn khởi bởi hiệu quả từ cánh đồng mẫu mang lại. Với năng suất thu hoạch đạt 7,1 tấn/ha, giá lúa 5.000 đồng/kg, giá thành sản xuất chỉ 2.800 đồng/kg; sau khi trừ chi phí còn thu lợi nhuận trên mỗi ha 15,5 triệu đồng.