Gừng nhiễm bệnh thối củ
Đây là căn bệnh khó trị, lây lan nhanh.
Một số bà con đang thu hoạch gừng non để vớt vát vốn.
Bà Trương Thị Nga (ấp 6, xã Trí Phải) cho biết, ban đầu thấy cây gừng còi cọc không phát triển, lá vàng sau đó héo dần, về sau mới phát hiện bị bệnh thối củ.
Nếu gừng không bị bệnh, với giá bán 12.000 đồng/kg, hơn 1 công gừng của gia đình kiếm lời khoảng 20 triệu đồng.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thới Bình cho biết, toàn huyện có khoảng 60/200 ha gừng bị nhiễm bệnh.
Bệnh thối củ do vi khuẩn gây ra, rất khó trị do củ gừng nằm sâu trong đất.
Năm sau, huyện sẽ tăng cường tập huấn kỹ thuật để người dân phòng trị bệnh hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần sản xuất nhựa và chế biến nông sản Việt Tân đầu tư dự án Nhà máy chế biến nông sản ớt, xoài sấy theo quy trình khép kín và sản xuất rổ nhựa chứa sản phẩm nông sản khi vận chuyển và tiêu thụ.
Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nên thời gian qua, nghề nuôi cá bớp trong lồng bè ở đảo Hòn Chuối, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Từ đầu năm đến nay, toàn xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) trồng mới 5,78ha thanh long, nâng tổng số diện tích thanh long toàn xã lên hơn 928ha. Thời điểm này, bệnh đốm nâu trên cây thanh long xuất hiện trở lại nên bà con đang tích cực phòng trừ. Mới đây, trên địa bàn xã đã thực hiện 50 điểm xử lý bệnh đốm nâu ủ bằng chế phẩm BIO-ADB và 20 điểm xử lý bằng vôi.
Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.