Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Mỹ tăng mạnh

Nhu cầu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm, mực và bạch tuộc xuất khẩu sang Mỹ đạt giá trị 2,566 triệu USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm 2014. Quốc gia này đang là nước chiếm 1,2% tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam.
Nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh là do Mỹ đẩy mạnh nhập khẩu.
Theo GATS (Hệ thống Thương mại Nông nghiệp Toàn cầu), trong 4 tháng đầu năm, Mỹ nhập 7.812 tấn bạch tuộc, trị giá trên 41,9 triệu USD, với giá trung bình là 5,31 USD một kg, tăng 76% về khối lượng và 78% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tây Ban Nhà và Indonesia hiện là nước xuất khẩu hàng đầu bạch tuộc sang Mỹ. Trong khi Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là những nước chính xuất khẩu mực nang.
Có thể bạn quan tâm

Với 500 triệu đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội ND cho vay, 17 hộ ND ở xã Hà Phong, huyện Hà Trung, Thanh Hóa đang thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt có thêm vốn để mua giống, thức ăn cho cá, mở rộng diện tích ao nuôi...

Ông Trần Trí Công, Phó chủ tịch UBND xã Thiện Hưng (Bù Đốp) cho biết, dê là vật nuôi xóa nghèo hữu hiệu tại xã hiện nay so với một số con khác. Hiện nghề nuôi dê đã phát triển rộng và trải đều ở tất cả các thôn, ấp. Xã vừa quyết định chọn và xây dựng dự án hỗ trợ nuôi dê cho hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất.

Để tìm hướng đi mới thay thế nghề nuôi tôm nước lợ nhiều rủi ro, đầu năm nay anh Trần Văn Nhựt (thôn Thanh Tân, xã Tam Thanh, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi cá chẽm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội Nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, nhiều hội viên đã có thêm vốn để phát triển các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập. Qua đó góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo làm giàu chính đáng.

Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.