Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng quê hoang mang vì nông tặc không bắt tận tay, đành bó tay

Làng quê hoang mang vì nông tặc không bắt tận tay, đành bó tay
Ngày đăng: 28/08/2015

Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, đa số các vụ hủy hoại tài sản do “nông tặc” gây ra, công an xác định thường là do mâu thuẫn cá nhân. Nhiều vụ xác định được nghi can, nhưng đấu tranh để nghi can phải cúi đầu nhận tội là điều rất khó khăn, nếu không bắt tận tay.

Không bắt tận tay, đành bó tay

Cuối tháng 6.2015, hộ ông Nguyễn Nhật Thảo (62 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) đã một phen hú vía vì ao cá trê được đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng bị bỏ 2 chai thuốc trừ sâu và 2 bịch thuốc diệt ốc. Do phát hiện kịp thời nên gia đình ông Thảo đã kịp thời thay nước trong ao, dùng hoá chất “giải độc” cho cá nên chỉ bị thiệt hại không đáng kể.

Qua quá trình điều tra, Công an huyện Vĩnh Thạnh xác định, đối tượng bỏ thuốc trừ sâu vào ao là N.N.T (cháu ông Thảo, ngụ cùng địa phương). T khai nhận, do nhiều lần bị ông Thảo la, có lần ông bơm nước vào ruộng tràn qua ruộng của T, nên khi say rượu, T đã lấy thuốc bảo vệ thực vật để đầu độc ao cá của bác mình. Do T đã ân hận, thành thật xin lỗi gia đình nên ông Thảo đã đến Công an huyện xin miễn truy cứu trách nhiệm.

Tuy nhiên, vụ của hộ ông Thảo chỉ là một trong số ít những vụ phá hoại tài sản nông dân may mắn tìm được kẻ xấu. Tại Long An cũng xuất hiện khá nhiều vụ việc kẻ xấu thả thuốc độc xuống ao cá, ao tôm để phá hoại. Thượng tá Phạm Thanh Tâm - Trưởng Công an huyện Cần Giuộc nói: “Mấy năm nay chúng tôi chỉ bắt và khởi tố được 1 vụ xảy ra ở xã Phước Hậu. Kẻ gian dùng thuốc diệt cỏ vứt xuống kênh nước tưới của một người cùng xóm, khi người dân bơm nước tưới thì rau bị chết sạch, thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Đa số các vụ phá hoại kiểu này là do mâu thuẫn cá nhân, có thể khoanh vùng nghi phạm nhưng việc làm rõ không dễ dàng chút nào”.

Đồng quan điểm, đại tá Nguyễn Văn Lành - Trưởng Công an huyện Tân Hưng (Long An) cho biết, trước đây các vụ phá hoại nông sản cũng có xảy ra trên địa bàn, vài năm trở lại đây có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận là việc bắt được thủ phạm – “nông tặc” là không hề dễ dàng. “Có vụ cá chết hàng loạt, nạn nhân tát ao lên thì phát hiện có chai thuốc diệt cỏ nằm dưới đáy ao. Nghi ngờ thủ phạm thì có nhưng bắt tận tay không được nên chúng tôi cũng đành bó tay trong xử lý”.

Theo Thiếu tướng Bùi Bé Tư - Giám đốc Công an tỉnh An Giang, vài năm trước ở tỉnh này cũng xảy ra một số vụ phá hoại do mâu thuẫn cá nhân, bị hại có trình báo nhưng cơ quan chức năng không bắt được thủ phạm. “Gần đây người dân cũng trình báo một số vụ phá hoại nhỏ lẻ, thường là nguyên nhân do tức giận, mâu thuẫn giữa hàng xóm với nhau. Ví dụ, một số đối tượng đi trộm vặt, bị người dân phát hiện chửi mắng nên thù vặt, mò đến nhà đó đập phá hoa quả, trái non của họ cho đã tức. Do thiệt hại không lớn nên người dân cũng ít trình báo”.

Nghi vấn “cát tặc” trả thù

Trở lại vụ việc kẻ xấu chặt phá hơn 1.000 gốc cây sưa đỏ của anh Nguyễn Văn Sơn ở Kinh Môn, Hải Dương, anh Sơn cho hay, rất có thể vụ việc bắt nguồn từ việc anh cùng anh Vụ xua đuổi tàu hút cát trái phép làm sạt lở đê sông Kinh Thầy, ảnh hưởng đến vườn cây...

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Vụ - Trưởng thôn Tân Lập, người bị phá hàng chục gốc sắn dây, dè dặt phán đoán: “Đúng là tôi và anh Sơn có ra xua đuổi những tàu khai thác cát, thế nhưng, diện tích vườn bị phá hoại của tôi lại nằm xa khu vực vườn anh Sơn (một bên thuộc địa phận Chí Linh, một bên thuộc địa phận huyện Kinh Môn), sự việc cũng xảy ra sau vụ anh Sơn hơn 1 tuần sau nên tôi cũng chưa dám nghi ngờ cho đối tượng cụ thể nào”.

Trao đổi với Dân Việt, ông Vũ Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã Kênh Giang (huyện Chí Linh, Hải Dương) cho biết: “Chúng tôi đã tiếp nhận vụ việc của anh Vụ, còn trường hợp anh Sơn dù là dân ở địa phương, nhưng vườn cây sưa của anh lại nằm trên địa bàn huyện Kinh Môn nên cơ quan chức năng bên đó đang tiến hành điều tra, giải quyết”. Ông Tuấn cũng cho biết, việc phá hoại nông sản trong vườn các anh Sơn, Vụ là những việc lần đầu tiên xảy ra tại địa phương, đã gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang với nhiều bà con nông dân.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hóa – Chủ tịch UBND thị xã Chí Linh khẳng định: “Việc người dân bị phá hoại vườn trồng sắn dây, tính về giá trị vật chất thì không quá lớn nhưng cần nhìn nhận đây là hành động phá hoại tài sản để dằn mặt, răn đe người dân nên chúng tôi sẽ kiên quyết tìm ra thủ phạm, xử lý nghiêm để người dân cởi bỏ được tâm lý lo lắng. Nếu không, sự việc này sẽ lây lan, làm ảnh hưởng đến tâm lý và tình hình sản xuất của bà con nông dân”.

Ông Hóa cho biết ông đã trực tiếp giao cho Công an thị xã điều tra xem có mối liên hệ nào đó giữa cát tặc trên sông Kinh Thầy với việc phá hoại nông sản của người dân hay không. 


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An) Mô Hình Trồng Dưa Hấu Xen Cao Su Ở Tân Phú (Nghệ An)

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

09/05/2013
Vì Sao Tiêm Phòng Cho Đàn Vật Nuôi Vụ Xuân Tỷ Lệ Đạt Thấp? Vì Sao Tiêm Phòng Cho Đàn Vật Nuôi Vụ Xuân Tỷ Lệ Đạt Thấp?

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.

28/07/2013
Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam) Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam)

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.

19/07/2013
Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông Hiệu Quả Từ Ngành Sản Xuất Thủy Sản Ở Tam Nông

Vừa dẫn tôi đi thăm cánh đồng nuôi cá mới thả, anh Thành quê ở Văn Lương vừa khoe với tôi: Em vừa buông xuống cánh đồng này trên ba vạn cá chép, trắm, trôi…

28/07/2013
Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu Đất Hoang “Đẻ” Bạc Triệu

Hơn 10 năm nuôi lợn, ngoài nguồn thu mỗi năm trên 400 triệu đồng, tài sản lớn nhất mà anh Nguyễn Văn Quỳnh, thôn Đồng Xá, xã Đình Dù, Văn Lâm, Hưng Yên tích lũy được đó là kinh nghiệm chăm sóc, cách phòng tránh dịch bệnh cho lợn.

19/07/2013