Ứng Dụng Kỹ Thuật Sản Xuất Chế Biến, Tiêu Thụ Nấm
Mô hình liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu tại các hộ nông dân tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang là cách làm giàu mới cho người nông dân tại địa phương.
Để giúp người nông dân làm giàu trên diện tích đất canh tác, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Phong phối hợp với Trung tâm công nghệ sinh học thực vật, Viện Di truyền Nông nghiệp và Trung tâm thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thực hiện thí điểm mô hình sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu tại trang trại ba hộ nông dân xã Đông Tiến. Với diện tích chỉ 500-700m2, các hộ nông dân đã thực hiện trồng các loại nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ, linh chi.
Bên cạnh việc hướng dẫn các hộ xây dựng lán trại, mua sắm trang thiết bị để sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu theo thiết kế, Trung tâm thông tin và ứng dụng đã tổ chức lớp đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cho các thành viên tham gia trồng nấm theo mô hình mới này.
Tại trang trại nhà anh Nguyễn Văn Thành, ở xã Đông Tiến, một trong ba hộ tham gia trồng nấm, với 700m2 đất, anh đã dựng 4 lán để trồng các loại nấm bằng nguyên liệu rơm rạ khô theo hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp.
Cùng với 4 thành viên trong gia đình, anh Thành thuê 6 người làm công tham gia trồng, chăm sóc các lán nấm. Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc, gia đình anh đã thu hoạch trên 1,3 tấn nấm rơm; gần 5 tấn nấm sò; 1,6 tấn nấm mỡ tươi; 350kg mộc nhĩ, 127kg linh chi khô, cho tổng thu nhập gần 270 triệu đồng, trừ chi phí, cho lãi gấp ba lần. Tại các mô hình khác cũng cho năng suất cao và cho thu nhập lãi gấp ba lần mức đầu tư ban đầu.
Ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại nấm, các hộ dân tham gia mô hình này còn được đào tạo chuyển giao kỹ thuật sơ chế và bảo quản các loại nấm sau thu hoạch, cách muối nấm và sấy khô các sản phẩm nấm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Nhờ đó, giá trị từ sản phẩm nấm mang lại tăng cao do được thị trường ưa chuộng. Trong khi diện tích đất nông nghiệp những năm gần đây đang bị thu hẹp để phát triển công nghiệp thì những mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng và thu nhập cao như trồng, chăm sóc, sơ chế nấm ở Đông Tiến được người nông dân áp dụng và nhân rộng.
Mô hình trồng, sơ chế nấm không chỉ giúp người nông dân làm giàu trên diện tích nhỏ mà còn tận dụng được rơm rạ có sẵn từ các vụ lúa, nhằm giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ đang là vấn đề bức xúc ở Bắc Ninh. Triển vọng nghề trồng nấm đang là hướng làm giàu mới cho người nông dân các địa phương khác trong tỉnh./.
Có thể bạn quan tâm
Hai tháng sau khi đưa ra một nghiên cứu về Hội chứng tôm chết sớm (EMS), Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) George Chamberlain cho biết, EMS tiếp tục gây thiệt hại cho tôm nuôi toàn cầu, tuy nhiên, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt hơn nhờ những nỗ lực trong việc nghiên cứu và tìm hiểu đại dịch này.
Tổng giá trị xuất khẩu (XK) nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trong 4 tháng đầu năm lên hơn 23,4 triệu USD, nhưng con số này vẫn giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm 2013.
Cục Chế biến Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Phổ biến quy định của các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2014.
Vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rõ rệt. Mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Nguyễn Văn Tình, ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh là một minh chứng cho điều đó.
Thống kê của Trạm Thú y huyện, tổng đàn heo hiện có của huyện gần 14.000 con. Nhiều hộ nuôi heo cho biết, thời gian này rất thích hợp cho việc tái đàn để phục vụ thị trường sắp tới. Tuy nhiên, số lượng con giống ở địa phương đang khan hiếm và dự báo sẽ tăng giá, người nuôi sẽ đầu tư chi phí cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận khi xuất chuồng.