Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cảnh Sát Biển Việt Nam Tuần Tra Liên Hợp Nghề Cá Việt - Trung

Cảnh Sát Biển Việt Nam Tuần Tra Liên Hợp Nghề Cá Việt - Trung
Ngày đăng: 24/07/2013

Ngày 23/7, Lực lượng của Cục Cảnh sát biển Việt Nam đi trên hai biên đội Tàu CSB 2005 và CSB 2008 đã khởi hành từ Hải Phòng ra Bạch Long Vĩ để chuẩn bị thực hiện chuyến tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc lần thứ 8.

Mục đích chuyến tuần tra liên hợp trong vùng đánh cá chung tại khu vực Vịnh Bắc Bộ nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao hiệu quả phối hợp trong thực hiện thỏa thuận về quy chế tuần tra liên hợp với Trung Quốc, góp phần bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên, sinh vật biển trong vùng nước theo Hiệp định ở Vịnh Bắc Bộ.

Đồng thời, góp phần thực hiện tốt luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước ký ngày 25/12/2000, góp phần duy trì trật tự, an ninh trên Vịnh Bắc Bộ, tạo bầu khung khí thân thiện...

Nội dung của chuyến phối hợp tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ lần thứ 8, hai bên sẽ có các hoạt động giao lưu, thăm hỏi, động viên lực lượng tham gia tuần tra liên hợp và tặng quà lưu niệm; tiến hành trao đổi kinh nghiệm, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển, thông báo tình hình chấp hành các quy định của Hiệp định hợp tác nghề cá của ngư dân hai bên; công tác bảo đảm an toàn hàng hải, giữ gìn an ninh trật tự hoạt động đánh bắt trên biển, xử lý kịp thời, thuận lợi các tai nạn trên biển trong Vùng nước Hiệp định.

Công tác giáo dục pháp luật và áp dụng các biện pháp cần thiết khác đối với công dân và tàu cá, nhất là khi công dân và tàu cá hai nước gặp nạn hoặc tình huống khẩn cấp khác tại vùng biển ký kết cần cứu giúp thì hai bên có nghĩa vụ tiến hành cứu trợ và bảo hộ, đồng thời nhanh chóng thông báo tình hình liên quan cho cơ quan hữu quan của hai bên giải quyết…

Theo kế hoạch, sau khi nghỉ lại làm công tác chuẩn bị, thăm hỏi chính quyền, nhân dân và các đơn vị trên đảo Bạch Long Vĩ, ngày 25/7, lực lượng tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ của hai nước Việt Nam –Trung Quốc sẽ tiến hành các nội dung tuần tra theo kế hoạch đã thống nhất, xác định giữa hai bên.

Hoạt động này được tổ chức thường niên giữa hai nước, lần đầu tiên hoạt động tuần tra liên hợp được bắt đầu trong hai ngày 27 – 28/4/2006 tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, hồi giữa tháng 6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong nội dung trao đổi, lãnh đạo hai bên nhấn mạnh việc triển khai các biện pháp hiệu quả để hỗ trợ thiết thực các hoạt động nghề cá, đối xử nhân đạo với ngư dân, phù hợp với quan hệ hữu nghị giữa hai nước cũng như với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Một trong những kết quả cụ thể là việc hai bên đã ký thỏa thuận về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc đột xuất liên quan đến hoạt động nghề cá trên biển. Cùng với đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao và đường dây điện thoại trực tiếp giữa hai bộ quốc phòng, đây là những biện pháp cụ thể để cơ quan chức năng hai bên liên hệ, trao đổi để phối hợp xử lý khi có vấn đề nảy sinh.

Hai bên cũng có thể sử dụng cơ chế đường dây nóng này để phối hợp hỗ trợ, cứu hộ cho các hoạt động nghề cá khi cần thiết, phục vụ các hoạt động nghề cá, đảm bảo an toàn cho ngư dân.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa Tôm Càng Xanh Trà Cổ Trúng Mùa

Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.

24/11/2014
Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật? Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật?

Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.

24/11/2014
Vụ Đông Ở Hải Hậu Vụ Đông Ở Hải Hậu

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

24/11/2014
Đổi Thay Ở Yến Mao Đổi Thay Ở Yến Mao

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

24/11/2014
Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

24/11/2014