Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Tái Sinh Một Hướng Tăng Sản Lượng Lương Thực Ở Những Vùng Trũng

Lúa Tái Sinh Một Hướng Tăng Sản Lượng Lương Thực Ở Những Vùng Trũng
Ngày đăng: 07/03/2014

Đánh giá về kết quả sản xuất nông nghiệp của địa phương năm 2013, đồng chí Cao Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao cho biết: Vụ mùa 2013, nhiều xã như Xuân Huy, Xuân Lũng... đã tận dụng đất trũng làm lúa tái sinh, mỗi sào thu đạt trên dưới 100 kg, đạt thêm vài trăm tấn thóc vừa mang lại hiệu quả cho sản xuất,vừa góp phần ổn định lương thực cho vùng đất trũng; năm nay huyện sẽ khuyến khích các hộ, các xã có diện tích chiêm đầm quản lý, tăng thêm diện tích.

Đây đang là hướng sản xuất để tăng thêm sản lượng thóc được nhiều địa phương vùng chiêm trũng khuyến khích, coi trọng. 
Cánh đồng lúa tái sinh năm 2013 của xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy.

Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và PTNT, hiện nay cả tỉnh có khoảng 4.000/36.000 ha gieo cấy là ruộng trũng, nhiều địa phương thường gọi là chiêm đầm chỉ có khả năng gieo cấy lúa chiêm xuân, vụ mùa kết hợp thả cá vụ, hoặc bỏ hoang. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện vùng đất giữa như Thanh Thủy, Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Hạ Hòa...

Đây là những diện tích thường đưa vào cấy trà xuân sớm bằng giống lúa thuần, lúa lai cao cây, chống chọi tốt với bão lũ, ít gãy đổ để cho thu hoạch trước khi có lũ tiểu mãn, có khả năng tái sinh cao.

Trong những năm gần đây khi công tác thủy lợi ngày càng đầu tư, phát triển, các địa phương đã được xây dựng nhiều công trình bờ bao ngăn lũ kết hợp với hệ thống bơm tiêu chống úng ngập nên số diện tích gieo cấy bấp bênh giảm nhiều, song vẫn còn một số trà thuộc vùng ruột đầm chỉ cho phép gieo cấy một vụ chiêm, nếu sản xuất vụ mùa kéo dài thu hoạch sẽ có nguy cơ ngập úng khi mưa lũ tháng 9,10 lên cao. Song nếu tận dụng tốt cây lúa chiêm xuân sau thu hoạch để tái sinh sẽ cho phép tiếp tục sản xuất để thu vụ lúa.

Qua thực tế kinh nghiệm ở Thanh Thủy, các xã Bảo Yên, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đoan Hạ, thị trấn Thanh Thủy... có nhiều diện tích ruộng một vụ khi gặt lúa xuân hạn chế làm dập nát dạ, quản lý không cho gia súc chăn thả, quậy phá, bón bổ sung thêm phân đạm, NPK sẽ có thể thu vụ lúa tái sinh với năng suất 50-80 kg/sào. Thời gian sinh trưởng chỉ kéo dài 50-60 ngày, từ thu hoạch lúa xuân đến hết vụ lúa tái sinh, gặt trước dịp rằm tháng bảy âm lịch nên tránh được ngập úng.

Từ năm 2011-2013 huyện Thanh Thủy đã tổ chức sản xuất 800-1.200 ha thu hoạch mỗi vụ trên dưới 2000 tấn thóc, nhiều hộ nhờ quản lý, chăm sóc tốt đã cho thu hoạch ba, bốn tạ thóc tái sinh. Gần đây, phong trào làm lúa tái sinh mở rộng ra ở nhiều xã có diện tích chiêm đầm thuộc các huyện Tam Nông, Lâm Thao, Cẩm Khê, Thanh Ba, Thanh Sơn...

Qua tổng kết, đánh giá, ngành nông nghiệp và PTNT đã xây dựng quy trình sản xuất trà lúa xuân sớm, xuân trung  để tiếp tục sản xuất vụ lúa tái sinh. Về giống lựa chọn giống thuần, giống lai có khả năng tái sinh cao như Xi21, Xi23, nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, Thục hưng 6... gieo mạ cấy dịp áp Tết Nguyên đán.

Sau khi thu hoạch vụ chiêm xuân, ngoài quản lý ruộng gặt cần bón bổ sung từ 4-5 kg đạm hoặc 12-15 kg NPK cho một sào, giữ nước trong ruộng vừa phải cây lúa tái sinh lên xanh, trổ bông, đều ít bị lép, cho thu hoạch sau 50-60 ngày kể từ khi gặt. Cách làm này không chỉ thu hoạch thêm 50-80 kg thóc/sào, mà còn tạo nguồn thức ăn để nuôi cá vụ.

Đặc biệt gạo lúa tái sinh ăn ngon hơn hẳn gạo cùng giống gieo trồng vụ trước, hiện đang là đặc sản, có tác dụng chữa trị một số bệnh, đang được nhiều người ưa chuộng, nên giá bán cao hơn gạo thường. Năm nay cả tỉnh phấn đấu có 1.500-1.600 ha lúa tái sinh với sản lượng thóc trên 3000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Người Tiêu Dùng Đổ Xô Đi Mua Thực Phẩm Tích Trữ Đề Phòng Bão Người Tiêu Dùng Đổ Xô Đi Mua Thực Phẩm Tích Trữ Đề Phòng Bão

Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.

18/07/2014
Thanh Hóa Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu Thanh Hóa Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Xuất Khẩu

Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.

05/12/2014
Chuyên Nghiệp Hóa Đưa Hàng Việt Vào Siêu Thị Chuyên Nghiệp Hóa Đưa Hàng Việt Vào Siêu Thị

Để mở rộng hệ thống phân phối cho sản phẩm vải thiều, giữa tháng 6/2014, lần đầu tiên, Sở Công Thương 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã tiến hành ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thúc đẩy tiêu thụ quả vải với 11 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông - Tây Nam bộ.

18/07/2014
Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP Bình Thuận Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Theo Quy Trình VietGAP

Từ thực trạng trên, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với các hộ dân thị xã La Gi thực hiện mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, giải quyết các vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

05/12/2014
Nuôi Gà VietGap Nuôi Gà VietGap

Khó khăn lớn nhất để nhân rộng mô hình này là sản phẩm VietGAP vẫn được bán với mức giá “cào bằng” ngoài thị trường trong cảnh vàng thau lẫn lộn. Nhưng theo một số chủ trang trại chăn nuôi gà VietGAP, nếu tính toán tốt bài toán chi phí đầu vào thì người chăn nuôi vẫn đạt lợi nhuận khi bán sản phẩm sạch với giá rẻ.

19/07/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.