Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Còn Nhiều Nỗi Lo

Nghề Nuôi Vịt Chạy Đồng Còn Nhiều Nỗi Lo
Ngày đăng: 07/05/2014

Mỗi khi lúa vào giai đoạn thu hoạch cũng là “mùa” của người nuôi vịt chạy đồng. Những năm qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người nuôi vịt chạy đồng bao phen “chìm nổi” với nghề.

Không nhiều đất canh tác, thu nhập của gia đình anh Lê Văn Nùng ở xã Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hơn 30 năm qua phụ thuộc vào nghề nuôi vịt. Mỗi năm, anh nuôi 3 đợt theo vụ lúa, riêng vụ hè thu chính vụ thời gian “ăn đồng” dài hơn. Hiện anh đang cho chạy đồng đàn vịt đẻ và vịt thịt gần 1.500 con để tiết kiệm chi phí thức ăn công nghiệp.

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Văn Nùng chia sẻ nghề nuôi vịt nếu chăm sóc chu đáo, áp dụng đúng qui trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng ngừa dịch bệnh, đàn vịt mau lớn, đồng thời nếu chịu khó chạy đồng để vịt kiếm ăn no đủ, sẽ giảm chi phí thức ăn thì có lợi nhuận, nhưng nuôi vịt cũng rất dễ bị rủi ro.

Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên người nuôi vịt không mạnh dạn tăng đàn vì sợ rủi ro, cộng thêm giá trứng vịt thời gian gần đây dao động liên tục theo chiều hướng giảm.

Trên các cánh đồng mới thu hoạch ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh ngoài vịt chạy đồng của nông dân địa phương, còn có đàn vịt hàng ngàn con của nông dân các huyện lân cận di chuyển đến.

Đang thả đàn vịt trên 1.000 con ở một cánh đồng thuộc ấp 3, anh Trần Văn Tâm (ở xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười) cho biết: Thức ăn cho vịt lúc này tăng, nếu không cho vịt chạy đồng thì lỗ chắc vì giá trứng vịt năm nay quá “bèo”.

Là huyện trọng điểm sản xuất lúa, nghề nuôi vịt chạy đồng ở huyện Cao Lãnh khá phát triển, trung bình mỗi năm, có vài trăm hộ chăn nuôi vịt hình thức này. Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn huyện tổng đàn vịt có trên 225 ngàn con.

Để đối phó với nguy cơ dịch bệnh từ hình thức chăn nuôi thả rong này, ông Ngô Thanh Hoàng - Trưởng Trạm Thú y huyện Cao Lãnh cho biết: “Trạm Thú y tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về sự nguy hiểm của cúm A H5N1; khuyến cáo các hộ chăn nuôi trên địa bàn có biện pháp chăn nuôi thích hợp, từng bước hạn chế chăn nuôi vịt chạy đồng, tiến tới chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để nhằm quản lý được tình hình dịch bệnh.

Đối với những đàn vịt từ địa phương khác chuyển đến, thì cán bộ thú y kết hợp chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ như sổ đăng ký vịt chạy đồng, kiểm dịch và khai báo nơi đi và nơi đến, tăng cường công tác tiêm phòng cũng như tiêu độc, sát trùng để đảm bảo tình hình dịch bệnh chung trên địa bàn”.


Có thể bạn quan tâm

 Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh Hàng ngàn ha hồ tiêu nhiễm bệnh

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước, hiện tại tỉnh Bình Phước có gần 1.800ha hồ tiêu của người dân bị nhiễm bệnh vì mưa nắng bất thường, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp và Lộc Ninh.

05/10/2015
Phân biệt bắp cải Trung Quốc lập lờ nguồn gốc Đà Lạt, Sa Pa Phân biệt bắp cải Trung Quốc lập lờ nguồn gốc Đà Lạt, Sa Pa

Bắp cải đang được bày bán đầy rẫy tại các chợ ở Hà Nội, TPHCM… Tiểu thương nói đó là bắp cải trồng trong nước, được vận chuyển về từ Đà Lạt và Sa Pa bằng ô tô.

05/10/2015
Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng Indonesia tăng cường kiểm soát thị trường gạo nhằm kiềm chế giá tăng

Chính phủ Indonesia quyết định tăng cường hoạt động kiểm soát thị trường gạo sau khi giá gạo nội địa tăng trong tháng qua do lo ngại sản lượng và lượng gạo lưu kho giảm.

05/10/2015
Tiêu thụ lúa gạo phải gắn với xây dựng thương hiệu Tiêu thụ lúa gạo phải gắn với xây dựng thương hiệu

Xuất khẩu gạo trên bình diện cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh những năm gần đây liên tục gặp khó khăn, đặc biệt là trong 9 tháng qua của năm 2015.

05/10/2015
GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ GS Võ Tòng Xuân không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ

Việc người dân vùng Bảy Núi - An Giang đào cây thốt nốt bán cho thương lái Trung Quốc đã xảy ra vài năm nay và nhiều lần dư luận cảnh báo nhưng tình hình vẫn tiếp diễn.

05/10/2015