Huyện Thạch Thành Trồng 595 Ha Rừng, Tăng 49% So Với Kế Hoạch

Căn cứ vào quy hoạch diện tích đất lâm nghiệp, kế hoạch trồng rừng năm 2014, ngay từ đầu năm, huyện Thạch Thành đã giao kế hoạch trồng rừng cụ thể đến từng xã; chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với các xã hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân; huy động nhân dân đào hố trồng cây theo quy hoạch, bảo đảm hoàn thành diện tích theo kế hoạch được giao.
Phối hợp với các ban quản lý dự án trồng rừng nhằm bảo đảm các điều kiện phục vụ cho công tác trồng, chăm sóc rừng. Đến hết tháng 10 – 2014, huyện Thạch Thành trồng được 595 ha rừng, tăng 49% so với kế hoạch; trong đó, trồng theo Dự án WB3 là 541 ha, dự án Jica là 54 ha. Ngoài ra, huyện tiếp tục chỉ đạo chăm sóc 2.020 ha rừng đã trồng các năm trước.
Hiện huyện Thạch Thành đang tập trung rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng rừng năm 2015, trong đó trọng tâm là trồng cây mắc ca. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rung.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131767/Huyen-Thach-Thanh-trong-595-ha-rung,-tang-49-so-voi-ke-hoach
Có thể bạn quan tâm

Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa công nhận lúa BG6 do Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Giang sản xuất, chọn tạo là giống cây trồng nông nghiệp mới, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của các tỉnh phía Bắc và duyên hải nam Trung bộ.

Số tiền trên được trích từ qũy phòng, chống thiên tai của địa phương để hỗ trợ cho 80 hộ dân ở huyện Sa Pa có diện tích su su bị sập giàn và hư hỏng trong đợt mưa tuyết vừa qua với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/ha.

Những ngày cuối năm lên với huyện miền núi cao Quế Phong - vùng đất mới của cây cao su, hay về với “thủ phủ” Anh Sơn, Thanh Chương, đều cảm nhận thấy rất rõ sự phát triển mạnh mẽ của loại cây mà sản phẩm ngày nay được gọi là “vàng trắng”. Với Dự án “trồng và phát triển cao su trên đất Nghệ An” của Công ty Cổ phần Đầu tư - Phát triển cao su Nghệ An, những vùng đồi nghèo trước đây nay đã xanh màu hy vọng và no ấm.

Những ngày cận Tết Nguyên Đán, đến với xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) chúng ta sẽ được hòa mình trong bầu không khí lao động hết sức khẩn trương của người dân nơi đây. Trên những ngọn đồi, người dân hối hả thu hoạch sắn chuyển đến nhà máy, nguồn thu này giúp người trồng sắn có thêm điều kiện để đón một cái tết no ấm, sung túc.

Đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm. Để có một vụ mùa bội thu cả về năng suất, sản lượng, chất lượng hạt lúa, vui xuân, đón Tết nông dân cũng cần tăng cường thăm đồng thường xuyên, theo dõi tình hình dịch bệnh hại lúa, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh và thất thường như hiện nay.