Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng

Lúa ST 5 Không Bán Được Nông Dân Lo Lắng
Publish date: Thursday. December 18th, 2014

Những năm qua, nông dân Sóc Trăng đã sử dụng giống lúa thơm dòng ST, đặc biệt là lúa ST5 đưa vào sản xuất với diện tích cao, trong đó có nhiều cánh đồng lớn sử dụng giống này. Do dễ trồng, cho năng suất và giá trị cao nên nhiều hộ nông dân khá lên nhờ trồng giống lúa được công nhận cấp Quốc gia này. Tuy nhiên, thời gian qua giá bán đã giảm nhiều, thậm chí nông dân còn không bán được lúa nên đã có nhiều nông dân bỏ sản xuất giống cấp Quốc gia.

Hơn một tháng nay, nông dân xã Viên Bình huyện Trần Đề phải đối diện với khó khăn lớn khi giá lúa ST - nhất là ST5 bị rớt giá, thậm chí không có thương lái thu mua. Nếu đầu vụ hè – thu vừa rồi, giá lúa tươi ST các loại bán được 5.500 đến 5.800 đ/kg, có khi là 6.400 đến 6.800 đ/kg, nhưng đến nay giá lúa khô ST5 cũng chỉ từ 5.200 đến 5.500 đ/kg. Việc này cũng trái với qui luật là bước vào đầu vụ mới giá lúa phải tăng do không có lúa tươi. Điều đáng lo ngại là hiện nay hầu như không có thương lái đến mua lúa, làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của bà con.

Ông Dương Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Viên Bình, huyện Trần Đề cho biết: “Vụ hè thu vừa rồi có đến hợp đông thu mua nhưng chưa có đưa ra được giá cả mang tính ràng buộc chặc chẻ với nông dân, chỉ hợp đồng với giá thị trường. Nhưng đến giờ này các doanh nghiệp cũng không đến thu mua như hợp đồng ký kết ban đầu, chúng tôi cũng mong rằng các cấp các ngành cũng quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn có uy tín đến thu mua để đảm bảo cho sự phát triển cánh đồng mẫu”.

Là chủ vựa lúa hơn 10 năm nay và cũng là chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp 30-4 của ấp Trà Ông, nhưng chưa bao giờ ông Lâm Hùng ngán ngẫm trước tình hình thu mua lúa như hiện nay. Nếu những năm trước, vào thời điểm này, vựa lúa của gia đình ông đã được thương lái mua gần hết, thì hiện tại trong kho của ông vẫn còn tồn hơn 300 tấn lúa. Trong đó ST5 là 150 tấn, còn lại là giống lúa OM 4900. Theo Ông Hùng: những năm trước giá lúa ST luôn cao hơn các loại lúa thơm khác từ 500 đến 1.000đồng/kg, hơn các loại lúa thường là 1.500đồng/kg thì nay giá lúa khô ST cũng chỉ ngang bằng với các giống lúa thơm khác.

Nếu những năm trước vào giai đoạn gần dứt đồng được cho là thời điểm giá lúa ở mức cao nhất thì hiện nay giá lúa không chỉ thấp mà đầu ra cũng đang là trở ngại lớn đối với nông dân. Nếu tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân Viên Bình. Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến tình trạng không dội chợ mà vẫn rớt giá? Vấn đề này sẽ được phóng viên Đài Truyền hình Sóc Trăng phản ảnh trong những bài việt tiếp theo.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=3751&keycon=59&lsk=&keyntc=6


Related news

Triển Vọng Nghề Nuôi Chim Yến Tại Việt Nam Triển Vọng Nghề Nuôi Chim Yến Tại Việt Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Festival Biển 2013, vừa qua, Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa tổ chức Hội thảo khoa học phát triển nghề nuôi chim yến tại Việt Nam. Gần 100 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành về nghề nuôi chim yến trong cả nước tham dự.

Monday. June 10th, 2013
UBND Tỉnh Chỉ Đạo Khẩn Trương Thu Mua Mía Cho Nông Dân UBND Tỉnh Chỉ Đạo Khẩn Trương Thu Mua Mía Cho Nông Dân

Trước tình trạng hàng trăm ha mía của nông dân đã chín và tới kỳ thu hoạch, nhưng chưa được Nhà máy đường Phổ Phong thu mua, khiến những diện tích trên đang đứng trước nguy cơ mất mùa do nắng nóng, mía trổ cờ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo việc thu mua mía.

Monday. June 10th, 2013
Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp

Trong khi người trồng lúa đang như ngồi trên lửa vì giá lúa rớt thê thảm, thì người trồng bắp (ngô) ở ĐBSCL đang có lợi nhuận khá cao, ngay trên những mảnh đất trước đây từng là đất lúa.

Monday. June 10th, 2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang) Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang)

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Monday. June 10th, 2013
Quy Hoạch Theo Lợi Thế Quy Hoạch Theo Lợi Thế

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

Monday. June 10th, 2013