Nắm Bắt Cơ Hội Để Phát Triển

Năm nay Việt Nam chính thức tham gia một số hiệp định thương mại tự do nhằm cắt giảm, xóa bỏ hàng rào thuế quan, thành lập khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương (FTA), cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC)... tạo cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm; hàng hóa làm ra không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Cùng với đó, việc tìm kiếm đối tác kinh doanh có nhiều thuận lợi, DN chủ động lựa chọn đối tác chiến lược, bạn hàng tại nhiều quốc gia. Chính sách thu hút đầu tư, thuế quan, tài chính cũng thay đổi theo hướng có lợi, tạo điều kiện cho DN phát triển.
Bên cạnh thời cơ, việc hội nhập sâu cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức với các DN nhỏ và vừa khi đa phần có vốn đầu tư thấp, dây chuyền, công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý hạn chế; chưa có kênh truyền thông, phân phối sản phẩm hợp lý… làm giảm khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với DN nước ngoài. Do vậy, nếu không kịp thời đổi mới, bắt kịp xu thế phát triển sẽ dẫn đến nguy cơ DN trong nước phải chịu thua thiệt ngay trên sân nhà.
Ông Phùng Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhỏ và vừa tỉnh cho biết, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 4 nghìn DN, trong đó DN nhỏ và vừa chiếm 97%; để chủ động nắm bắt cơ hội, đáp ứng nhu cầu phát triển trong điều kiện hiện nay, bản thân các DN cần tái cơ cấu lại sản xuất, đánh giá đúng lợi thế đang có để phát huy.
Bên cạnh đó, cần đầu tư thích đáng về công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, cắt giảm các chi phí không cần thiết để giảm giá bán, tăng sức cạnh tranh; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ quản lý, hạch toán kinh doanh.
Quan trọng hơn cả là kịp thời thay đổi tư duy trong kinh doanh, chủ động nắm bắt thông tin, có chiến lược đầu tư lâu dài, hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, tìm phương án liên kết các DN nhỏ và vừa, tạo thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ liên hoàn, tăng sức cạnh tranh với DN nước ngoài...
Cũng theo ông Minh, Hiệp hội DN Nhỏ và vừa tỉnh sẽ chủ động mở các lớp tập huấn, cung cấp thông tin về hội nhập, giúp các DN chủ động đón bắt cơ hội trong kinh doanh; rà soát, tập trung cao cho nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho DN. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi về thuế, vốn vay để DN nhỏ và vừa phát triển.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc người nuôi heo ở các tỉnh Đông Nam Bộ gặp khó khăn, hàng triệu hộ chăn nuôi gia cầm ở các khu vực khác cũng đang rơi vào cảnh điêu đứng vì giá cả xuống thấp, dịch bệnh liên miên.

Vấn nạn tôm nguyên liệu có bơm chích tạp chất vẫn còn kéo dài và khó bị xử lý triệt để bởi nhiều nguyên nhân. Vấn nạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu con tôm Việt Nam, tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng vấn nạn này vẫn còn và người chịu thiệt hại nhiều là người nuôi tôm

Theo Bộ NNPTNT, Hải Dương và Tây Ninh là 2 tỉnh có diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh.

Tại Kiên Giang, lúa Hè thu đang vào vụ thu hoạch ở một số huyện: Tân Hiệp, Giồng Riềng..., nhưng nông dân không vui vì giá lúa xuống thấp, năng suất Hè thu không cao, dịch bệnh nhiều, hiếm thương lái thu mua. Bên cạnh đó, lúa chất lượng cao từ vụ Đông xuân đến nay còn tồn đọng vì không được giá khiến nông dân đã khó lại chồng thêm khó

Ếch là loài lưỡng cư: “Lưỡng” là 2, còn “cư” là nơi ở. Có nghĩa là, ếch vừa ở dưới nước, vừa ở trên cạn. Trong thực tế, ếch ở trên cạn nhiều hơn. Để nuôi ếch, bà con phải xây dựng các khu nuôi. Nếu là ao thì xung quanh ao phải xây tường cao để ếch không nhảy ra