Lúa cháy - ngô khô do nắng hạn kéo dài
Thời gian qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, trời không có mưa nên vùng không chủ động về nguồn nước như ở xã miền núi Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bị hạn nặng. Lúa cháy - ngô khô khiến vụ hè thu mùa có nguy cơ mất trắng.
Lãnh đạo chính quyền địa phương ở đây cho biết: Vụ hè thu mùa năm 2015, xác định là một năm sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, kế hoạch toàn xã sẽ gieo cấy lúa trên 267 ha, nhưng do thiếu nước, xã đã chỉ đạo 11/11 xóm gieo cấy 240 ha, còn lại 30ha đất cao cưỡng chuyển đổi sang trồng ngô nguyên liệu phục vụ chăn nuôi bò sữa, nâng tổng số diện tích ngô lên hơn 80 ha.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng gieo trỉa, gặp thời tiết bất thuận, không có nguồn nước dưỡng, hiện tại lúa giai đoạn ôm đòng, trổ bông đều bị khô khát, nhiều diện tích bị nghẹn đòng, cháy khô, không cho thu hoạch. Ngô thời kỳ trổ cờ, phun râu hầu hết héo rũ. Đặc biệt, với diện tích ngô phục vụ chăn nuôi bò sữa nói trên, đầu vụ bà con đều được đơn vị đầu tư toàn bộ giống, vật tư phân bón, nhưng khả năng không có sản phẩm để cung ứng theo kế hoạch và người dân “ ôm nợ” hàng trăm triệu đồng là điều khó tránh khỏi
Gia đình ông Bùi Trọng Bưởi ở xóm Tân Sơn có 4 sào lúa ở cánh đồng Quan chọn các giống có khả năng chịu hạn, năng suất ổn định như Khang dân đột biến để đưa vào cơ cấu, nhưng do nắng hạn liên tục, hiện toàn bộ ruộng đang giai đoạn trổ bông đều bị khô cháy. Ông đã cắt thử một ít về cho trâu bò ăn.
Ông Nguyễn Thế Kế - xóm trưởng xóm Tân Sơn cùng cán bộ nông nghiệp xã và bà con lội giữa những chân ruộng lúa và ngô bị khô trắng, nứt nẻ. Ông khẳng định, nếu giờ dẫu có mưa thì lúa ngô cũng không thể cứu vãn được.
Toàn bộ hơn 35 ha lúa và hơn 7 ha ngô của xóm Tân Sơn đều phục thuộc vào nước hồ đập Hang Đá và Khe Trẹt, nhưng do nằm cuối nguồn, nước hồ đập dưới mực nước chết, không có lượng mưa bổ sung, nên hơn 2 tháng gieo lúa, hơn 1 tháng xuống giống ngô thì mới có một lần có nước dưỡng, nên hiện nay đều bị khô khát, mất trắng.
Gia đình anh Đặng Văn Đạo dùng máy cắt tay gặt lúa non khô khén ngay giữa chân ruộng về làm thức ăn cho gia súc.
Toàn bộ lúa hè thu năm ngoái ở xã Quang Thành năng suất trên 4,3 tấn/ha (tương đương hơn 2,1 tạ/sào) thì nay phấn đấu thu hoạch được 20 kg/sào cũng là điều khó.
Qua kiểm tra thực tế tại các chân ruộng, ông Phan Đức Tiến - PCT UBND xã Quang Thành cho hay: Hầu hết ở các chân ruộng, nhất là ở vùng cuối nguồn, ẩm độ chỉ đạt khoảng 10 - 15%
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây từ phong trào thi đua phát triển kinh tế đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu trên đồng đất quê hương. Ông Phạm Văn Oai ở thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) là một trong những người như thế.
Sau Tết là thời điểm ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản, tuy nhiên đến thời điểm trung tuần tháng 2/2014, tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có rất ít tàu cá ra khơi.
Để chuyển đổi cây trồng hiệu quả kinh tế hơn, một số hộ dân ở khu vực 7, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đã chọn trồng cây dâu xanh, dâu bòn bon.
"Tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay đang rất nguy hiểm bởi nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H7N9 từ Trung Quốc vào Việt Nam là rất cao, còn trong nước, dịch cúm gia cầm H5N1 chưa lên đến đỉnh".
Với diện tích 3.000 m2 trồng thanh long ruột đỏ, sau 4 năm chăm sóc, năm 2013 vừa qua ông Triết thu nhập trên 100 triệu đồng. Đây là mô hình tiêu biểu để cựu chiến binh xã Thạnh Phú nhân rộng trong hội viên.