Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Điều ngạc nhiên là những cơ sở này đã tồn tại và sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi hàng chục năm nay nhưng đến nay mới bị phát hiện.
Thực tế này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao chất cấm lại được sử dụng dễ dàng và tùy tiện như vậy?
Hàng chục tấn sản phẩm thức ăn gia súc dạng đậm đặc hiệu Tinomix không nằm trong danh mục thức ăn chăn nuôi được sản xuất được đưa đi tiêu thụ là một ví dụ.
Tất cả những nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi này đều đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được pha trộn thành phẩm.
Một ví dụ khác là có cơ sở chỉ đăng ký sản xuất 13 loại thuốc và sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi nhưng lại sản xuất tới hơn 300 sản phẩm.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân chính để chất cấm tồn tại trong thức ăn chăn nuôi là việc quản lý chất Salbutamol còn nhiều bất cập.
Từ đầu năm tới nay, tỉnh Đồng Nai có 21 trường hợp bị phát hiện vi phạm; có 2 công ty bị đóng cửa tạm thời và bị xử phạt vì trộn chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, những người nuôi vịt thường gặp nhiều rủi ro bất trắc do nạn dịch cúm gia cầm hoành hành. Tuy nhiên, bằng sự chịu khó năng động và cần cù lao động của mình, ông Chu Văn Nghĩa (Sáu Nghĩa) ở ấp Ngã Tư, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ lại thành công trong việc chăn nuôi vịt đẻ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, mỗi năm đem lại nguồn thu gần 2 tỷ đồng.

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

Sáng 14.6, tại TP Quy Nhơn, UBND tỉnh và Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng kế hoạch hành động cho dự án cải thiện nghề câu vàng và câu tay cá ngừ Việt Nam theo tiêu chuẩn bền vững của Hội đồng Quản lý biển quốc tế (MSC)”.

Theo Sở Công thương, hiện giá củ mì nguyên liệu đã đạt mức kỷ lục: 3.100 đồng/kg. Dù thương lái ráo riết đi lùng mua mì nhưng các nhà máy vẫn không có đủ nguyên liệu để chế biến. “Hiện đã có một số nhà máy chế biến tinh bột mì tạm đóng cửa vì giá củ nguyên liệu quá cao, lại khan hiếm, trong khi giá bột xuất khẩu không tăng nhiều”, một doanh nghiệp chế biến bột mì ở Tân Châu cho biết.

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.