Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Điều ngạc nhiên là những cơ sở này đã tồn tại và sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi hàng chục năm nay nhưng đến nay mới bị phát hiện.
Thực tế này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao chất cấm lại được sử dụng dễ dàng và tùy tiện như vậy?
Hàng chục tấn sản phẩm thức ăn gia súc dạng đậm đặc hiệu Tinomix không nằm trong danh mục thức ăn chăn nuôi được sản xuất được đưa đi tiêu thụ là một ví dụ.
Tất cả những nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi này đều đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được pha trộn thành phẩm.
Một ví dụ khác là có cơ sở chỉ đăng ký sản xuất 13 loại thuốc và sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi nhưng lại sản xuất tới hơn 300 sản phẩm.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân chính để chất cấm tồn tại trong thức ăn chăn nuôi là việc quản lý chất Salbutamol còn nhiều bất cập.
Từ đầu năm tới nay, tỉnh Đồng Nai có 21 trường hợp bị phát hiện vi phạm; có 2 công ty bị đóng cửa tạm thời và bị xử phạt vì trộn chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.
Related news

Vĩnh Kim (Tiền Giang) và các xã lân cận từ lâu đã hình thành vùng chuyên canh vú sữa Lò Rèn bậc nhất cả nước. Thương hiệu trái cây đặc sản nổi tiếng này gắn liền với địa danh nơi đây, rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của Châu Thành lại đang có xu hướng giảm.

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polysciasfructicosa thuộc họ ngũ gia bì. Cây đinh lăng được chúng ta trồng ở chậu hoa hay trong vườn ở trước sân nhà làm cây cảnh. hoặc làm dược liệu quý.

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.

Hai vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung đã được tỉnh phê duyệt thuộc xã Hoà Tân, TP Cà Mau và xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, quy mô gần 2.000 ha. Ðây được xem là 2 vùng nuôi tạo sự đột phá cho con tôm Cà Mau từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, dù được phê duyệt từ năm 2011 nhưng việc triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì.

Trước khi đến với nghề nuôi thỏ, ông Nguyễn Hồng Phú, ở thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn (Bình Định) từng lăn lộn với nhiều công việc khác nhau để mưu sinh. Khi được giới thiệu mô hình nuôi thỏ, ông đã bỏ công sức tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ thuật nuôi và quyết định làm giàu từ thỏ.