Long An Nuôi Tôm Chân Trắng Lãi 500 Triệu Đồng Mỗi Ha
Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.
Để có được kết quả trên, từ năm 2013, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân ở các huyện đầu tư thêm 40-50 triệu đồng để cải tạo ao đầm với độ sâu từ 1,5 đến 1,6m chuyển sang nuôi tôm chân trắng và từ 1 đến 1,2m nuôi tôm sú.
Mỗi năm, người dân chỉ cần thả nuôi 2 đợt để có thời gian làm vệ sinh ao đầm, cắt mầm mống dịch bệnh.
Hiện nay có gần 90% hộ ở các huyện trên chuyển sang nuôi tôm chân trắng, năng suất đạt 3 tấn trở lên, có hộ đạt từ 4 đến 6 tấn/ha. Với giá bán tôm chân trắng hiện nay từ 120.000-175.000 đồng/kg, nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, thậm chí có những hộ thu lãi hơn 500 triệu đồng/ha, gấp 10 lần so với nuôi tôm sú.
Mặc dù chuyển sang nuôi tôm chân trắng hiệu quả, nhưng hiện vẫn còn 2.000 đến 2.500 hộ ở hai huyện Châu Thành và Cần Đước thiếu vốn để cải tạo ao đầm, độ sâu, không đảm bảo việc nuôi tôm an toàn dịch bệnh theo hướng VietGAP. Do đó, dịch bệnh vẫn xảy ra khiến năng suất chỉ đạt từ 1,8 đến 2 tấn/ha.
Anh Trần Văn Tý, ở xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước và nhiều hộ nuôi tôm khác cho rằng, nếu được Nhà nước hỗ trợ cho nông dân vay vốn về thuê cơ giới, lao động nạo vét cải tạo lại ao đầm thêm độ sâu từ 0,5 đến 0,6m, nông dân sẽ an tâm đầu tư nuôi tôm.
Cùng với đó, việc tôm nuôi cho năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế sẽ tăng theo và người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 3 năm triển khai, đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm một số cây trồng trên đất sau trồng cam, quýt và cải tạo vườn quả kém chất lượng tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn)" đã đạt kết quả khả quan. Đề tài đã giúp người dân nhận thức rõ hơn về các biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác và tránh tình trạng "được mùa mất giá", Hội Nông dân xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ) đã xây dựng mô hình trồng chuối già cấy mô. Sau hơn 1 năm thí điểm, mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định và cao gấp 3 đến 4 lần so với trồng lúa.
Nhiều năm liền vùng nuôi tôm càng xanh lớn nhất ĐBSCL tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) trong vụ nghịch đều thắng đậm, nhưng năm nay lại thất thu, có hộ bị thua lỗ nặng.
Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết, thực hiện Đề tài “Nghiên cứu cải tạo đất nền sau khai thác và bùn đỏ của Nhà máy Khai thác luyện bauxit- alumin kết hợp với một số chế phẩm hữu cơ thành nền đất trồng tại Tân Rai-Lâm Đồng”, nhóm các nhà khoa học của các Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Lâm Đồng, Trường Đại học Đà Lạt, Công ty Bauxit Lâm Đồng cùng các chuyên gia trong tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công bước đầu cây thanh long và cây dứa cayenne trên 300 mét vuông đất bùn đỏ được trung hòa bằng các vật liệu hữu cơ có tính axit.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa, rau màu vụ Hè Thu, vụ Mùa 2015 trong tình hình hạn hán.