Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam mật

Lợi nhuận hơn 600 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng cam mật
Publish date: Friday. July 24th, 2015

Cùng dạo quanh vườn cam mật hơn 7 năm tuổi, rộng khoảng 10ha đang trĩu quả, ông Nguyễn Thanh Bình kể, khoảng năm 2000, vườn nhà ông chủ yếu canh tác các loại cây tạp. Nhận thấy vườn còn nhiều khoảng đất trống nên ông mua vài chục gốc cam mật trồng xen vào. Nhưng khi trồng theo cách trồng truyền thống, cam chỉ cho thu hoạch khoảng 1 năm thì không thể tiếp tục cho trái.

Xác định đây là mô hình cây trồng thích hợp trên vùng đất nhà và đem lại kinh tế ổn định cho gia đình nên ông Bình quyết định đầu tư cải tạo vườn để trồng cam mật. Để có kinh nghiệm trồng cam, ông Bình chủ động học hỏi cách trồng của những người trồng cam tại huyện Lai Vung và các tỉnh miền Tây, đồng thời thường xuyên theo dõi, học tập kinh nghiệm cách phòng và trị bệnh cho cây trồng từ các chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin.

Ông Bình chia sẻ: Trồng cam quan trọng nhất là chủ động được vùng đất, nước tưới, loại thuốc và bón phân hợp lý. Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng mang lại thành công trong mô hình trồng cam của gia đình ông là việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm các bước: chọn giống cây khỏe, chú trọng bổ sung dinh dưỡng thường xuyên, hạn chế sử dụng phân hóa học... Ngoài ra, ông Bình còn thu mua phân chuồng về trộn chung với nấm Tricodecma và phải ủ trong vòng 2 tháng mới đem bón cho cây (lượng phân bón cho mỗi vụ là hơn 2 tấn). Kết hợp với việc bón phân chuồng, ông Bình còn sử dụng thêm các loại phân hữu cơ khác để bón cho vườn cam.

Ông Bình cho biết: “Từ khi áp dụng phương pháp bón phân chuồng kết hợp sử dụng phân hữu cơ, cây cam trở nên xanh tốt, chất lượng trái đẹp và vị ngọt hơn so với trước”. Hiện tại, mỗi năm vườn cam mật của ông Bình có thể cho 60 tấn trái, trừ các khoản phí, gia đình ông lãi hơn 600 triệu đồng. Cuộc sống của gia đình trở nên khá giả hơn.

Với vườn cam mật đang cho thu nhập ổn định, mô hình kinh tế của gia đình ông được người dân xung quanh đến tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm. Cứ ai muốn hỏi về kinh nghiệm trồng thì ông dẫn ra tận vườn cam để hướng dẫn chi tiết. Từ chọn vùng đất trồng, nước tưới, phân bón, thuốc phun an toàn cho đến cách phun hiệu quả nhất. Từ mô hình hiệu quả này, nhiều hộ dân trong xã và các xã lân cận cũng đã cải tạo vườn tạp để trồng cam, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế và thoát nghèo.

Mô hình trồng cam mật của gia đình ông Nguyễn Thanh Bình được chính quyền và người dân địa phương đánh giá rất cao do đạt hiệu quả về lợi nhuận và có thể mở rộng quy mô, giúp nông dân phát triển kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu.


Related news

700 trang trại có thu nhập tiền tỷ 700 trang trại có thu nhập tiền tỷ

Sau dồn điền đổi thửa (DĐĐT), nhiều địa phương thuộc TP.Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sunday. October 11th, 2015
Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà Cách nhận biết rau an toàn, rau sạch và rau trồng đại trà

Cần có rau an toàn, thế nhưng làm sao để phân biệt rau trồng đại trà, rau an toàn và rau sạch, thì rất ít người tiêu dùng biết. Thậm chí biết, nhưng cũng khó phân biệt được.

Monday. October 12th, 2015
Diệt 160.000 con chuột, nông dân giật giải vô địch quốc gia Diệt 160.000 con chuột, nông dân giật giải vô địch quốc gia

Một nông dân tên là Abdul Khaleq Mirbohor ở Bangladesh vừa giật giải “Sát thủ diệt chuột cấp quốc gia” nhờ chiến tích tiêu diệt 160.000 con chuột chỉ trong vòng 1 năm.

Monday. October 12th, 2015
Thương hiệu gạo quốc gia không chỉ là cái logo đẹp Thương hiệu gạo quốc gia không chỉ là cái logo đẹp

Việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không chỉ thuần túy là cái logo đẹp mà quan trọng là phải tìm cách nâng cao giá trị gia tăng cho người trồng lúa.

Monday. October 12th, 2015
Lão nông mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây Lão nông mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, ít bệnh tật… cung cấp cho thị trường hàng nghìn lợn giống mỗi năm, thu về hàng tỷ đồng. Kính nể ông, họ phong cho ông là “vua” lợn Tây.

Monday. October 12th, 2015