Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Minh Sản Xuất Cánh Đồng Lớn

Liên Minh Sản Xuất Cánh Đồng Lớn
Ngày đăng: 16/07/2014

Sau 4 năm triển khai, mô hình cánh đồng lớn (CĐL) đã khẳng định thành công SX lúa hàng hóa ở ĐBSCL.

Để phát triển CĐL theo tinh thần QĐ số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) và TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đang chuẩn bị kế hoạch hợp tác liên minh chiến lược SX lúa gạo. Dự kiến CĐL liên kết sẽ mở rộng quy mô diện tích tăng 30% trên tổng diện tích SX lúa ở ĐBSCL.

Mô hình CĐL khởi đầu ở các tỉnh ở Nam bộ, diện tích vụ lúa HT 2011 mới phát triển khoảng 6.000 ha, đến vụ ĐX 2012-2013 diện tích CĐL đã tăng lên hơn 76.000 ha, trong đó riêng ĐBSCL đạt gần 72.000 ha. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp mở rộng diện tích CĐL nhanh và nhiều nhất, mỗi tỉnh có hơn 20.000 ha, kế tiếp là Sóc Trăng, Cần Thơ phát triển CĐL, mỗi nơi có từ 10.000 - 11.000 ha. Như vậy, nếu so sánh trên diện tích canh tác 1,6 - 1,8 triệu ha lúa ở ĐBSCL, diện tích CĐL còn khá khiêm tốn.

Theo một số chuyên gia thì việc mở rộng CĐL còn chậm do nông dân phụ thuộc vào DN, HTX, tổ hợp tác hoặc có DN đến ký kết hợp tác nhưng không đủ vốn, không có năng lực cung cấp vật tư phân bón, tín dụng cho nông dân, đến cuối vụ thu hoạch bị động khâu tổ chức thu mua, vận chuyển, sấy và bảo quản.

Tuy nhiên, tỉnh An Giang là điểm sáng trong SX CĐL liên kết do AGPPS thực hiện. Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” với hơn 1.000 kỹ sư “3 cùng” của AGPPS đã có mặt trực tiếp tại 12.000 điểm ở vùng nông thôn cùng nông dân xây dựng mô hình SX.

AGPPS, Vinafood 2 hợp tác liên minh chiến lược, dự tính mở rộng diện tích CĐL lên trên 810.000 ha, chiếm tới 54% diện tích SX lúa trong vùng, đủ sức chủ động tạo sản lượng gạo phẩm chất cao đáp ứng nhu cầu XK.

Qua đó nông dân được tiếp cận các tiến bộ KHKT, canh tác giảm chi phí SX và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, từ đó tăng thu nhập. Trên cơ sở đó, năm 2010 AGPPS bắt tay thực hiện “Chuỗi SX lúa gạo theo quy trình bền vững” thông qua mô hình CĐL.

Trên CĐL do AGPPS thực hiện, những khó khăn của nông dân dần được tháo gỡ. AGPPS ký hợp đồng bao tiêu lúa tươi. Nông dân được cung ứng giống, thuốc BVTV, phân bón; được hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và được bao tiêu lúa theo giá thị trường.

Nếu giá lúa nông dân chưa ưng ý, họ có thể gửi trong kho 30 ngày mà DN không tính phí lưu kho. Nông dân còn được hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng để hạch toán chi phí SX, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Đến nay AGPPS xây dựng được 5 nhà máy xay xát chế biến lúa gạo tại Vĩnh Bình, Thoại Sơn (An Giang), Vĩnh Hưng (Long An), Tân Hồng (Đồng Tháp), Hồng Dân (Bạc Liêu) để tiêu thụ lúa của nông dân. AGPPS cho biết lộ trình đến năm 2018 sẽ xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động 12 nhà máy chế biến lúa gạo, mỗi nhà máy có công suất 200.000 tấn/năm có khả năng đáp ứng với vùng nguyên liệu lúa 360.000 ha. Con số này chiếm khoảng 24% diện tích canh tác lúa trong vùng.

Ông Huỳnh Thế Năng, Tổng Giám đốc Vinafood 2 nói: "Trước đây xây dựng CĐL Vinafood 2 chưa tham gia do còn thiếu kinh nghiệm, trong khi AGPPS làm rất tốt. Do đó liên minh chiến lược nhằm phát triển CĐL liên kết SX theo chuỗi giá trị lúa gạo và chia sẻ lợi ích hài hòa.

Chúng tôi khát vọng thực hiện CĐL liên kết vì cộng đồng, không vì mục tiêu độc quyền. Chúng tôi dự liệu những khó khăn, thuận lợi và cần sự hỗ trợ cộng đồng, chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học…".

Đó cũng là mong đợi của nông dân và chính quyền các địa phương cùng với những DN có quyết tâm mở rộng CĐL liên kết.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Tiêu Chết Vì Bị Bệnh Tăng Nhanh Diện Tích Tiêu Chết Vì Bị Bệnh Tăng Nhanh

Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật (Trung tâm Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hồ tiêu toàn tỉnh Bình Phước hiện có 11.600 ha, tăng hơn 1.000 ha so năm 2013. Tuy nhiên diện tích tiêu chết vì bệnh đang tăng nhanh. Sâu bệnh gây hại chủ yếu trên hồ tiêu là tuyến trùng với 976 ha, rệp sáp là 393 ha.

01/10/2014
Sâu Đục Thân Gây Hại Gần 1.000 Ha Mía Sâu Đục Thân Gây Hại Gần 1.000 Ha Mía

Niên vụ 2014 - 2015, Tân Châu (Tây Ninh) có trên 6.800 ha mía. Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại lên đến gần 1.000 ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, Tân Thành gần 200 ha, Suối Dây trên 160 ha… với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 15%.

01/10/2014
Mô Hình Xen Canh Rau Màu Trong Vườn Cao Su Cho Hiệu Quả Cao Mô Hình Xen Canh Rau Màu Trong Vườn Cao Su Cho Hiệu Quả Cao

Những năm gần đây, người dân ở phường Hòa Lợi, TX. Bến Cát (Bình Dương) đã tận dụng diện tích đất trong vườn cao su, đất xung quanh nhà phát triển mô hình trồng rau màu đạt hiệu quả cao. Các loại rau màu chủ yếu được trồng là dưa leo, ớt, khổ qua, bầu, bí, cải xanh... Bình quân 1 ha đất trồng dưa leo xen với cây cao su, người nông dân có thể thu về 2 - 3 tấn/ ngày, sau khi trừ chi phí cho lãi 1 - 1,5 triệu đồng/ngày. Anh Bùi Thanh Nhân, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa Lợi cho biết, tình trạng giá cao su giảm mạnh trong thời gian gần đây đã làm cho các hộ trồng cao su trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, lợi nhuận thu được từ mô hình trồng rau màu xen canh đã góp phần giúp nhiều gia đình khắc phục những khó khăn trước mắt, cải thiện cuộc sống.

01/10/2014
Rau An Toàn Khó Phát Triển Rau An Toàn Khó Phát Triển

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Tây Ninh vừa sơ kết thực hiện quy hoạch sản xuất, phát triển và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, khoảng cách giữa mục tiêu phát triển và thực tế còn rất... xa!

01/10/2014
Làm Gì Để Đặc Sản Nhãn Lồng Hưng Yên Vào Được Mỹ? Làm Gì Để Đặc Sản Nhãn Lồng Hưng Yên Vào Được Mỹ?

Đó là sự băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng người trồng nhãn Hưng Yên trước thông tin từ đầu tháng 10 tới, quả vải và nhãn tươi của Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu vào Mỹ. Là quê hương của “nhãn tiến vua” từng nức tiếng bao đời, cơ hội mở ra với người trồng nhãn Hưng Yên song thách thức đặt ra cũng không nhỏ.

01/10/2014