Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Minh Sản Xuất Cánh Đồng Lớn

Liên Minh Sản Xuất Cánh Đồng Lớn
Publish date: Wednesday. July 16th, 2014

Sau 4 năm triển khai, mô hình cánh đồng lớn (CĐL) đã khẳng định thành công SX lúa hàng hóa ở ĐBSCL.

Để phát triển CĐL theo tinh thần QĐ số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) và TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đang chuẩn bị kế hoạch hợp tác liên minh chiến lược SX lúa gạo. Dự kiến CĐL liên kết sẽ mở rộng quy mô diện tích tăng 30% trên tổng diện tích SX lúa ở ĐBSCL.

Mô hình CĐL khởi đầu ở các tỉnh ở Nam bộ, diện tích vụ lúa HT 2011 mới phát triển khoảng 6.000 ha, đến vụ ĐX 2012-2013 diện tích CĐL đã tăng lên hơn 76.000 ha, trong đó riêng ĐBSCL đạt gần 72.000 ha. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp mở rộng diện tích CĐL nhanh và nhiều nhất, mỗi tỉnh có hơn 20.000 ha, kế tiếp là Sóc Trăng, Cần Thơ phát triển CĐL, mỗi nơi có từ 10.000 - 11.000 ha. Như vậy, nếu so sánh trên diện tích canh tác 1,6 - 1,8 triệu ha lúa ở ĐBSCL, diện tích CĐL còn khá khiêm tốn.

Theo một số chuyên gia thì việc mở rộng CĐL còn chậm do nông dân phụ thuộc vào DN, HTX, tổ hợp tác hoặc có DN đến ký kết hợp tác nhưng không đủ vốn, không có năng lực cung cấp vật tư phân bón, tín dụng cho nông dân, đến cuối vụ thu hoạch bị động khâu tổ chức thu mua, vận chuyển, sấy và bảo quản.

Tuy nhiên, tỉnh An Giang là điểm sáng trong SX CĐL liên kết do AGPPS thực hiện. Chương trình “Cùng nông dân ra đồng” với hơn 1.000 kỹ sư “3 cùng” của AGPPS đã có mặt trực tiếp tại 12.000 điểm ở vùng nông thôn cùng nông dân xây dựng mô hình SX.

AGPPS, Vinafood 2 hợp tác liên minh chiến lược, dự tính mở rộng diện tích CĐL lên trên 810.000 ha, chiếm tới 54% diện tích SX lúa trong vùng, đủ sức chủ động tạo sản lượng gạo phẩm chất cao đáp ứng nhu cầu XK.

Qua đó nông dân được tiếp cận các tiến bộ KHKT, canh tác giảm chi phí SX và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, từ đó tăng thu nhập. Trên cơ sở đó, năm 2010 AGPPS bắt tay thực hiện “Chuỗi SX lúa gạo theo quy trình bền vững” thông qua mô hình CĐL.

Trên CĐL do AGPPS thực hiện, những khó khăn của nông dân dần được tháo gỡ. AGPPS ký hợp đồng bao tiêu lúa tươi. Nông dân được cung ứng giống, thuốc BVTV, phân bón; được hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và được bao tiêu lúa theo giá thị trường.

Nếu giá lúa nông dân chưa ưng ý, họ có thể gửi trong kho 30 ngày mà DN không tính phí lưu kho. Nông dân còn được hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng để hạch toán chi phí SX, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Đến nay AGPPS xây dựng được 5 nhà máy xay xát chế biến lúa gạo tại Vĩnh Bình, Thoại Sơn (An Giang), Vĩnh Hưng (Long An), Tân Hồng (Đồng Tháp), Hồng Dân (Bạc Liêu) để tiêu thụ lúa của nông dân. AGPPS cho biết lộ trình đến năm 2018 sẽ xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động 12 nhà máy chế biến lúa gạo, mỗi nhà máy có công suất 200.000 tấn/năm có khả năng đáp ứng với vùng nguyên liệu lúa 360.000 ha. Con số này chiếm khoảng 24% diện tích canh tác lúa trong vùng.

Ông Huỳnh Thế Năng, Tổng Giám đốc Vinafood 2 nói: "Trước đây xây dựng CĐL Vinafood 2 chưa tham gia do còn thiếu kinh nghiệm, trong khi AGPPS làm rất tốt. Do đó liên minh chiến lược nhằm phát triển CĐL liên kết SX theo chuỗi giá trị lúa gạo và chia sẻ lợi ích hài hòa.

Chúng tôi khát vọng thực hiện CĐL liên kết vì cộng đồng, không vì mục tiêu độc quyền. Chúng tôi dự liệu những khó khăn, thuận lợi và cần sự hỗ trợ cộng đồng, chính quyền địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học…".

Đó cũng là mong đợi của nông dân và chính quyền các địa phương cùng với những DN có quyết tâm mở rộng CĐL liên kết.


Related news

Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai Nuôi Gà Trang Trại Sẽ Chiếm 90% Ở Đồng Nai

Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, theo Đề án phát triển chăn nuôi gia cầm thì đến năm 2015, tổng đàn gà tại Đồng Nai sẽ lên khoảng 11 triệu con, trong đó 90% nuôi tập trung tại các trang trại. Đồng thời, đến năm 2015 sẽ có 450 cơ sở nuôi gà được công nhận là an toàn dịch bệnh.

Saturday. March 16th, 2013
Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím Hướng Làm Kinh Tế Từ Cây Sa Nhân Tím

Bình Phước còn diện tích rừng khá lớn, đặc biệt là rừng trồng, rất phù hợp để cây sa nhân tím phát triển. Đây là loại cây thuộc họ gừng, nằm trong danh mục thực vật quý hiếm. Quả sa nhân tím chứa tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn và nấm. Hiện vẫn được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y như: Chữa phụ nữ có thai bị lạnh bụng, đầy hơi, tiểu tiện không thông, các bệnh đường ruột, phong tê thấp, sốt rét, kém tiêu hóa.

Monday. June 3rd, 2013
Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro.

Tuesday. March 19th, 2013
Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm Nuôi Lợn Rừng Thu 600 Triệu Đồng/năm

Với diện tích 1,2ha trang trại mà chủ yếu là chăn nuôi lợn rừng, mỗi năm gia đình anh Trần Văn Hoan (khu dân cư Mật Sơn, phường Chí Minh, huyện Chí Linh, Hải Dương) thu 550 - 600 triệu đồng.

Friday. March 22nd, 2013
Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Sunday. March 24th, 2013