Liên Minh Sản Xuất Cà Phê Bền Vững Chư Prông
Nằm trong hợp phần B của Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới tài trợ, liên minh sản xuất cà phê bền vững Chư Prông (Gia Lai) giữa Tổ hợp tác gồm 100 hộ nông dân các xã Ia Phìn, Ia Băng, Ia Kly và thị trấn Chư Prông được triển khai thực hiện năm 2010. Mục tiêu chính của liên minh là tăng cường thế mạnh giữa nông dân với doanh nghiệp gắn bó với nhau trong sản xuất tiêu thụ.
Giảm rủi ro trong quá trình sản xuất, tiêu thụ... Nguồn vốn để thực hiện liên minh trên 8 tỷ đồng, trong đó Tổ hợp tác đóng góp trên 4,5 tỷ đồng, doanh nghiệp trên 445 triệu và Dự án Canh tranh Nông nghiệp hỗ trợ trên 3,3 tỷ đồng.
Theo Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai và Tổ hợp tác sản xuất cà phê Utz Chư Prông. Sau 2 năm liên minh đi vào hoạt động, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã thu mua được 550 tấn cà phê đạt tiêu chuẩn Utz của Tổ hợp tác. Doanh nghiệp đã bao tiêu toàn bộ sản lượng cà phê thu hoạch của Tổ hợp tác theo đúng giá thị trường cộng thêm giá thưởng nên phần lớn nông dân đều hài lòng.
Đặc biệt, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp còn tổ chức tập huấn, xây dựng quy trình sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn Utz cho nông dân tại đây, góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân.
Là một trong những nông hộ tham gia liên minh sản xuất cà phê Utz, ông Nguyễn Ngọc Huận trú tại tổ dân phố 1, thị trấn Chư Prông cho biết: “Gia đình tôi có 2 ha cà phê, trước đây mỗi vụ thu hoạch chỉ đạt 3 đến 3,5 tấn cà phê nhân xô/ha. Chất lượng cà phê đạt thấp do nhân thường bị đen, nâu, sâu lép nhiều…
Vì vậy, sau khi trừ mọi chi phí chỉ còn lãi khoảng 30 - 40%. Từ khi được tham gia vào liên minh sản xuất cà phê bền vững Utz, gia đình tôi được hỗ trợ về kỹ thuật, tập huấn phương pháp chăm sóc mới và hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư cho vườn cây và máy móc phục vụ.
Trong 2 niên vụ liên tiếp, năng suất tăng lên 4 - 4,5 tấn/ha, thu nhập bình quân đạt trên 200 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Mong muốn của chúng tôi là liên minh này sẽ tiếp tục được duy trì để nông dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi và phát triển theo hướng bền vững”.
Ông Lê Văn Lịnh- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh cho hay: “Liên minh sản xuất cà phê bền vững huyện Chư Prông là một trong 7 liên minh trong hợp phần B của Dự án. Sau 2 năm thực hiện đã cho những kết quả rất phấn khởi khi nông dân và doanh nghiệp cùng thực hiện đúng mục tiêu, cam kết mà Dự án đã đề ra.
Bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân, năng suất bình quân trong 2 năm tăng từ 35 tạ/ha (trước liên minh) lên 40 tạ/ha sau khi liên minh đi vào hoạt động ổn định. Tỷ lệ hái quả chín tăng từ 50% lên 85 - 90%... Đặc biệt, nông dân đã có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ môi trường và không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Mối quan hệ mua bán giữa nông dân và doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp và duy trì chu đáo.
Vì vậy, đây là liên minh phát triển ổn định. Dù vừa mới kết thúc nhưng tôi hy vọng liên minh sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong thời gian tới…”.
Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp là một trong những cầu nối quan trọng giúp nông dân và doanh nghiệp cùng xích lại gần nhau. Tất cả đều đi đến một mục đích chung là hiệu quả và chất lượng được nâng cao và mua bán theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Trước thực trạng tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang thắng thế tôm sú vì được mùa, được giá thì việc vụ nuôi tới người dân chuyển sang nuôi TTCT là xu thế tất yếu. Để hiểu hơn về vấn đề này, TSVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Tùng (ảnh), Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.
Nắng nóng kéo dài trên diện rộng khiến nhiều cánh đồng lúa non bị khô hạn nghiêm trọng, không ít diện tích lúa bị cháy rụi…
Tại thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), đang diễn ra tình trạng phá mía đào ao nuôi tôm rầm rộ. Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, thị trấn Long Phú là một trong 3 địa phương có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú với diện tích trên 200ha…
Phát triển “nóng” hoạt động chế biến, kinh doanh trong khi diện tích vườn trồng ngày càng giảm, năng suất thấp, khiến ngành điều ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Thấy dịch tai xanh và bệnh lở mồm long móng hay bùng phát nên vợ chồng anh Bảy Chiêm Sơn ở xã Duy Trinh (huyện Duy Xuyên) không dám nuôi heo, bò. Đầu tháng 1 dương lịch vừa rồi, anh Bảy mua 1.000 vịt con về thả nuôi thịt mong kiếm thêm nguồn thu nhập. Nuôi được 2 tuần, lo sợ dịch cúm gia cầm gây hại, anh mua vắc xin tiêm phòng cho toàn bộ số vịt ấy.