Bệnh Trên Cây Sắn Vẫn Tiếp Tục Diễn Ra

Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An (Phú Yên) cho biết, hiện rệp sáp bột hồng gây hại trên cây sắn trồng ở niên vụ 2014 - 2015 tiếp tục diễn ra. Qua kiểm tra thực tế, đơn vị này đã phát hiện rệp sáp bột hồng gây hại 20ha sắn trồng tại các xã An Hòa, An Nghiệp, An Xuân, tỉ lệ gây hại từ 20% đến 50%.
Ngoài ra, nhện đỏ gây hại 18ha sắn, tập trung tại các xã An Hòa, An Hải, An Mỹ và An Cư với tỉ lệ gây hại từ 30% đến 50%/lá.
Trước tình hình này, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An phối hợp với chính quyền các xã có diện tích sắn bị bệnh điều tra và có biện pháp ngăn chặn bệnh lây lan trên diện rộng, trong đó có việc vận động nông dân không vận chuyển hom giống sắn từ khu vực đã bị nhiễm đến các vùng khác; tiêu hủy hom giống và tàn dư cây sắn đã nhiễm.v
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đạt 1.875 tấn, tăng 9,25% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương tăng 163 tấn).

9 tháng đầu năm, 25 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đã chế biến và xuất khẩu được trên 36.000 tấn thủy sản các loại...

Australia là một thị trường tiêu thụ thủy sản lớn. Mỗi năm, Australia có nhu cầu nhập khẩu khoảng 200.000 tấn thủy sản, trị giá hơn 1 tỷ USD. Các loại thủy sản Việt Nam được thị trường Australia ưa chuộng nhất là tôm, cá chẽm, cá basa…