Giá Cá Lóc Tăng, Nông Dân Có Lợi Nhuận Từ 8.000 - 10.000 Đồng/kg
Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.
Tuy giá cá lóc tăng, nhưng ở vụ nuôi năm 2014, diện tích nuôi cá lóc trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung, huyện Trà Cú nói riêng bị giảm mạnh. Theo ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trà Cú: Hiện nay toàn huyện có 1.120 hộ thả nuôi trên diện tích khoảng 160ha, với gần 56 triệu con giống (có 380 hộ “treo ao” với diện tích 55ha), đã thu hoạch được gần 20.000 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm. Tuy số hộ nuôi có lợi nhuận cao không nhiều, song hộ bị lỗ thì rất ít. Đây là dấu hiệu đáng mừng về môi trường, kỹ thuật...
Anh Tăng Minh Hạnh, ngụ ấp Mé Rạch B, xã Đại An, huyện Trà Cú phấn khởi: Anh là một trong những hộ nuôi cá lóc ở đây nhiều năm qua, lúc đầu anh Hạnh chỉ nuôi 01 ao cá lóc, những năm đầu có lợi nhuận, do cá có giá, tuy nhiên, những năm qua, năm nào nuôi cũng bị lỗ.
Không nản chí, năm nay anh Hạnh nuôi 02 ao, khoảng 40.000 con giống, hiện nay giá cá đang tăng mạnh, anh Hạnh hy vọng vụ này sẽ có lợi nhuận cao. Ông Tăng Thương, ngụ ấp Bến Tranh, xã Định An, huyện Trà Cú, vụ này, ông nuôi 05 ao, diện tích gần 3.000m2, ông vừa bán được 28 tấn cá, với giá 42.000 đồng/kg, lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Tuy giá cá lóc nguyên liệu tăng, nhưng cơ quan chuyên môn vẫn khuyến cáo nông dân nên tuân thủ mật độ nuôi, lịch thời vụ, môi trường nước… không vì giá mà phát triển nuôi ồ ạt, thiếu quy hoạch, thiếu kiểm tra, kiểm soát ao hồ, dẫn đến thua lỗ...
Có thể bạn quan tâm
Anh Bùi Văn Hoa ngụ ấp Phú Thọ A, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, gia đình anh có 4 nhân khẩu, trong đó có 2 lao động chính. Những năm trước đây, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là trồng lúa với diện tích 0,9ha, lợi nhuận không cao.
Tính đến ngày 26/06, Sóc Trăng đã thả giống 18.608 ha tôm nước lợ, đạt 41,35% kế hoạch, trong đó có hơn 5.304 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 28,8% diện tích thả nuôi, đa số tôm chết ở giai đoạn từ 20 – 45 ngày tuổi.
Nắng hạn kéo dài đã tác động xấu đến hoạt động ương nuôi và sản xuất các loại giống thủy sản tại các Trạm thực nghiệm (TTN) nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trước tình hình trên, Trung tâm Giống thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã ngừng sản xuất con giống, tập trung các biện pháp bảo vệ các loại giống thủy sản.
Từ đầu năm đến nay, cá, tôm, hàu nuôi tại các lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa Vũng Tàu) vẫn chết rải rác. Đỉnh điểm là vào giữa tháng 6-2015, hiện tượng cá, tôm chết với mật độ cao hơn. Theo các hộ nuôi, để đưa nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và vào quy hoạch ổn định thì phải giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trong vụ đông xuân 2014 - 2015 và hè thu 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 3.800 ha đất lúa sang trồng bắp và rau màu. Cụ thể, ở vụ đông xuân 2014 -2015, toàn tỉnh chuyển đổi trên 3.400 ha, trong đó diện tích trồng bắp chiếm gần 2.600 ha. Riêng vụ hè thu 2015, huyện Hàm Thuận Bắc chuyển đổi 95 ha đất trồng lúa sang trồng rau các loại và huyện Tánh Linh chuyển đổi 400 ha đất trồng lúa sang trồng bắp.