Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế

Nhiều Hoạt Động Hỗ Trợ Hội Viên, Nông Dân Phát Triển Kinh Tế
Ngày đăng: 12/02/2015

Thời gian qua, các cấp Hội nông dân trong tỉnh đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển kinh tế.

Đơn cử như Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác vốn vay và Quỹ hỗ trợ nông dân cho 45 cán bộ hội nông dân của các huyện, thị xã; đồng thời, kiểm tra công tác nhận ủy thác của các cơ sở hội và tổ tiết kiệm vay vốn.

Qua đó, trong số 441 tổ tiết kiệm và vay vốn được ngân hàng ủy thác thì có 46,1% xếp loại tốt, 41% khá và 12% trung bình. Hiện tổng dư nợ do Hội Nông dân quản lý là trên 456 tỷ đồng, với 17.511 hộ thuộc 11 chương trình, tăng 38,4 tỷ đồng so với đầu năm. Hay Hội Nông dân tỉnh còn phối hợp với Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam cho 60 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại 10 xã thuộc 2 huyện Krông Nô và Chư Jút vay 720 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi heo.

Trong quá trình thực hiện, Hội cũng phối hợp cử cán bộ xuống tận địa bàn hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, kịp thời xử lý những trường hợp xấu, nên việc chăn nuôi mang lại hiệu quả tương đối lớn. Đến nay, các hộ bước đầu đã hoàn trả lại vốn cho chương trình, vươn lên thoát nghèo. Riêng đối với nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, năm 2014, Hội Nông dân tỉnh đã phân bổ, hướng dẫn thành lập 5 dự án về chăn nuôi bò sinh sản, cải tạo cây cà phê và cho 43 hộ vay 1 tỷ đồng để thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Hội Nông dân tỉnh về triển khai thực hiện Dự án cải tạo nâng cao chất lượng bò thịt tại huyện Đắk Song, đến nay, Tỉnh hội đã hoàn thành việc bình chọn các hộ đủ điều kiện tham gia dự án và bàn giao 32 con bò đực giống cũng như tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật trồng cỏ cho các hộ tham gia dự án.

Theo ông Nguyễn Văn Xá, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh thì hiện tại, Tỉnh hội đang tiến hành kiểm tra việc chăn nuôi bò tại huyện Đắk Song để nắm bắt tình hình kịp thời cũng như những phát sinh trong quá trình chăm sóc để có hướng xử lý phù hợp.

Các hoạt động dịch vụ dạy nghề, hỗ trợ nông dân cũng được các cấp hội chú trọng thực hiện, xem đây là một trong những “kênh” giúp hội viên nghèo thiết thực, bền vững. Cụ thể, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ nông dân, nông thôn của Trung ương Hội tổ chức Hội chợ triển lãm Nông nghiệp và thương mại Tây Nguyên năm 2014 với quy mô 400 gian hàng, thu hút gần 200 đơn vị, doanh nghiệp, trang trại, làng nghề, hợp tác xã… tham gia.

Chương trình đã phần nào giúp bà con nông dân, các chủ trang trại, hợp tác xã… trong và ngoài tỉnh trưng bày giới thiệu sản phẩm, mô hình trong phát triển nông nghiệp, thương mại điển hình tiên tiến để trao đổi, học tập. Riêng về phía Hội Nông dân tỉnh thì có 13 gian hàng đến từ các huyện, thị xã, trưng bày, giới thiệu những mô hình tiêu biểu trong phát triển kinh tế cũng như những đặc sản mang đậm dấu ấn của mỗi địa phương để giới thiệu, quảng bá. Các cấp hội cũng phối hợp với các trung tâm dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí… cho 1551 học viên.

Hay thông qua Công ty TNHH Nestle, Hội đã triển khai cho hội viên, nông dân huyện Đắk R’lấp đăng ký mua 20.095 cây cà phê ghép, 9650 cây cà phê thực sinh theo chương trình hỗ trợ 50% tiền cây giống. Cùng với việc phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP. Hồ Chí Minh) triển khai mô hình tưới nước nhỏ giọt và trồng nấm tại thị xã Gia Nghĩa thì Hội còn phối hợp mở các lớp tập huấn, hội thảo về phân bón cho hội viên, nông dân.

Có thể nói, các hoạt động phối hợp giữa Hội Nông dân với các sở, ngành cũng như tổ chức hỗ trợ đã góp một phần đáng kể trong việc giúp hội viên, nông dân về vốn, khoa học kỹ thuật, giống cây, con mới… vào sản xuất. Qua đó, tỷ lệ hội viên nông dân nghèo giảm theo hàng năm, tỷ lệ khá giàu ngày càng tăng. Năm 2014, toàn tỉnh có 23.018 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, đạt 110% kế hoạch.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã (Sơn La) Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhãn Sông Mã (Sơn La)

Từ lâu, nhãn Sông Mã đã là một sản vật có thương hiệu trên thị trường, từ thập kỷ 50, 60 của thế kỷ trước, theo tiếng gọi của Đảng đi xây dựng kinh tế miền núi, những người dân Hưng Yên đã mang giống nhãn lồng lên trồng tại mảnh đất này.

08/08/2015
Công nghệ sau thu hoạch nhu cầu bức thiết Công nghệ sau thu hoạch nhu cầu bức thiết

Với diện tích vườn cây ăn trái trên 25.348ha, Đồng Tháp sở hữu một vùng nguyên liệu lớn với nhiều loại trái cây đặc sản được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Tuy nhiên hiện nay, do chưa phát triển đồng bộ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, đóng gói, chế biến... nên phần lớn trái cây của Đồng Tháp chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa, chưa tạo được giá trị kinh tế cao.

08/08/2015
Thủ Thừa (Long An) phát triển hơn 59ha thanh long Thủ Thừa (Long An) phát triển hơn 59ha thanh long

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, những năm gần đây, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã xây dựng mô hình thí điểm trồng thanh long tại ấp 3, xã Tân Thành.

08/08/2015
Phát triển nhãn hiệu chứng nhận sầu riêng Đạ Huoai Phát triển nhãn hiệu chứng nhận sầu riêng Đạ Huoai

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đạ Huoai”. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy Chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đạ Huoai” phải đáp ứng các điều kiện như: sản xuất trên diện tích từ 0,5ha trở lên hoặc hoạt động kinh doanh sản phẩm sầu riêng từ 1.000 kg/ngày trở lên trên địa bàn huyện Đạ Huoai; đảm các tiêu chí chất lượng theo quy định; cam kết tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung sử dụng nhãn hiệu…

08/08/2015
Mãng cầu Xiêm tăng giá mạnh Mãng cầu Xiêm tăng giá mạnh

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 650 ha mãng cầu Xiêm tập trung tại các xã Tân Phú, Phú Thạnh…. Hơn 1 tuần nay, giá mãng cầu Xiêm tăng mạnh, người trồng thêm phấn khởi.

08/08/2015