Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú
Từ cuộc sống cực khổ, ăn bữa nay lo bữa mai, nhưng nhờ trồng rừng, nuôi bò, anh Hoàng Văn Tánh đã thoát nghèo trở thành triệu phú vùng gò đồi thôn Trung Long (xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).
Là con thứ 3 trong gia đình nghèo có 6 anh em, học hết lớp 7 anh Tánh đi làm thợ xây kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Năm 1993 lập gia đình, theo tiếng gọi của chính quyền anh rời quê hương xã Triệu Trung lên vùng kinh tế mới ở thôn Trung Long lập nghiệp.
Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.
Chính vì những khó khăn buổi ban đầu như thế mà trong hàng trăm người lên vùng Trung Long lập nghiệp, chỉ còn trụ được vài người, trong đó có gia đình anh Tánh. Với lòng quyết tâm làm giàu, anh Tánh đã vượt qua mọi khó khăn để khai hoang và trồng 20ha tràm, trung bình 5 - 6 năm thu hoạch 1 lần, bình quân cho anh trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Cùng với khai hoang trồng rừng, năm 1996, anh Tánh mua thêm một cặp bò nuôi gây đàn và bán dần. Từ năm 2008 đến nay, đàn bò của gia đình anh Tánh duy trì 30 con, có 15 con bò cái sinh sản giúp anh tự cung cấp giống. Bò giống nuôi một năm có thể xuất bán với giá 12 - 18 triệu đồng/con. Mỗi năm anh bán 15 con bò giống và bò thịt, lợi nhuận bình quân được khoảng 170 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Tánh còn giúp đỡ người dân địa phương về nguồn vốn, kỹ thuật trồng rừng, nuôi bò để cùng phát triển làm giàu. Nhờ những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, nhiều lần anh Tánh vinh dự nhận bằng khen và danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Nguồn bài viết: http://www.baoquangtri.vn/default.aspx?TabID=87&modid=390&ItemID=88570
Có thể bạn quan tâm
Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.
Ông Lò Văn Giảng người dân tộc Thái 66 tuổi bản Tạo Xen, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay do gia đình quá nghèo khó, ông luôn trăn trở làm sao để có thêm thu nhập giảm bớt khó khăn cho gia đình, sau nhiều năm suy nghĩ làm gì để có nguồn thu, ông quyết định làm trang trại vườn rừng nơi vùng đất tái định cư thị xã Mường Lay.
Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.
Được đặc xá ra tù, Trần Văn Dương (SN 1965, xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh) lăn lộn học hỏi kinh nghiệm làm trang trại. Sau gần chục năm tích lũy kinh nghiệm anh về quê lập nghiệp, đến nay trang trại của anh có thu nhập tiền tỷ.
Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.