Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ngãi Cần Kiểm Tra Thường Xuyên Nguồn Nước Nuôi Trồng Thủy Sản

Quảng Ngãi Cần Kiểm Tra Thường Xuyên Nguồn Nước Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 26/09/2014

Nhiều hộ nuôi cá lồng, bè bị chết hàng loạt đã gây thiệt hại nặng nề, nguyên nhân được xác định là do nguồn nước bị ô nhiễm. Thiệt hại này hoàn toàn có thể tránh được nếu cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý các dấu hiệu bất thường trong môi trường nước ở khu vực nuôi cá cho người dân.

Khu vực cửa biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) là nơi nuôi trồng thủy sản của 30 hộ dân địa phương. Đây cũng là nơi neo đậu của tàu thuyền và diễn ra các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, nên môi trường nước luôn trong tình trạng không đảm bảo.

Thế nhưng, việc kiểm tra và khuyến cáo môi trường nước cho người dân ở đây hầu như là không có. Vào đầu tháng 8 năm nay, cá nuôi của gia đình anh Đỗ Văn Được và 11 hộ dân khác ở khu vực này đều bị chết, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Nguyên nhân được kết luận là do nguồn nước ô nhiễm.

"Nuôi cá lồng là nguồn thu nhập chính của không chỉ riêng gia đình tôi mà còn của rất nhiều hộ khác. Cá chết do nguồn nước ô nhiễm khiến cho chúng tôi rất lo lắng. Do đó, rất mong cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên môi trường nước ở đây để cảnh báo, xử lý giúp bà con tránh được thiệt hại" - anh Đỗ Văn Được, ở thôn Thạch Bi 2, xã Phổ Thạnh, nói.

Người dân nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc cũng cùng chung nỗi lo. Tháng 2 năm nay, trên 400 con cá trắm gần 1 năm tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Thu, ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh) bị chết do dịch bệnh, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Vì thế, không chỉ riêng gia đình ông mà nhiều hộ dân ở đây rất mong các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra nguồn nước ở khu vực nuôi trồng của họ.

Ông Nguyễn Văn Thu, xã Tịnh Sơn, cho biết: "Chúng tôi nuôi cá lồng trên sông Trà Khúc đã nhiều năm nay, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, cá thường xuyên bị chết do ô nhiễm nguồn nước. Thế nên, người dân ở đây mong muốn các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nguồn nước, hướng dẫn cho bà con nuôi trồng, chứ đã có nhiều hộ bỏ nghề vì thua lỗ".

Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ngãi cho biết, đơn vị chỉ kiểm tra, thu thập thông tin về môi trường nước, không khí, đất với tần suất 3 lần trong năm. Lấy tại 3 thời điểm, gồm: Mùa khô, mùa mưa và thời điểm giao mùa. Và chỉ lấy mẫu tại 3 khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Đối với môi trường nước thì đơn vị chỉ kiểm tra nước ngầm, nước biển ven bờ và nước mặt ở các sông để lấy thông số chung theo quy định.

"Đơn vị chỉ đánh giá, theo dõi chúng diễn biến môi trường trên toàn tỉnh chứ chưa có đánh giá riêng biệt. Đối với nước ven bờ thì chúng tôi có lấy mẫu để kiểm tra, còn việc lấy mẫu chuyên biệt để phục vụ riêng cho lĩnh vực thủy sản thì chúng tôi chưa thực hiện", bà Trần Thị Hạ Vũ - Phó Chi cục trưởng, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh nói.

Còn Chi cục Thú y Quảng Ngãi thì chỉ kiểm tra môi trường nước tại các khu vực đang xảy ra dịch bệnh để tìm nguyên nhân xử lý và không có chức năng kiểm tra mẫu nước thường xuyên. Tuy nhiên, người dân có nhu cầu kiểm tra chất lượng nước tại khu vực nuôi trồng của mình có thể báo trực tiếp với cơ quan thú y huyện để lấy mẫu. Sau đó, cơ quan này sẽ gửi mẫu cho Chi cục Thú y tỉnh để kiểm tra và có hướng xử lý cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Năm - Phòng Thú y - Thủy sản, Chi cục Thú y Quảng Ngãi, cho biết: "Hiện tại, Chi cục có thể kiểm tra một số chỉ tiêu như độ mặn, NH3, PH, nhiệt độ, độ kiềm, oxy hòa tan. Tất cả kiểm tra các chỉ tiêu này đều hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi có thể hướng dẫn cho người dân trực tiếp thực hiện các thao tác kiểm tra này".

Việc kiểm tra, kiểm soát và cảnh báo các nguy cơ về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước cho người nuôi trồng thủy sản là cần thiết. Bởi, nếu phát hiện và xử lý sớm thì người nuôi trồng có thể tránh được thiệt hại. Thế nhưng, vấn đề này ở Quảng Ngãi vẫn chưa được thực hiện đầy đủ nên người nuôi trồng thủy sản thường xuyên phải đối mặt với thua lỗ.v


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Thả Rông... Trong Chuồng Nuôi Heo Thả Rông... Trong Chuồng

Heo tộc không còn được thả rông trong vườn, ngoài đường; không chỉ được nuôi một vài con để làm thịt mỗi khi tết đến, lễ hội về mà nay đã được nuôi với số lượng lớn hơn và đang góp phần cải thiện sinh kế cho người dân ở xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm.

01/08/2014
Khóc Ròng Cá Lóc Khóc Ròng Cá Lóc

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

16/04/2014
Cây Chè Trên Đất Địch Quả Cây Chè Trên Đất Địch Quả

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

01/08/2014
Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó Kim Sơn (Ninh Bình) Vướng Đầu Ra, Người Nuôi Ngao Gặp Khó

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

14/07/2014
Phước Sơn Phát Triển Các Mô Hình Trồng Cây Ăn Quả Phước Sơn Phát Triển Các Mô Hình Trồng Cây Ăn Quả

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.

01/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.