Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang (Khánh Hòa)
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Trần Sơn Hải đã công bố văn bằng bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Nha Trang cho các sản phẩm yến nguyên chất được khai thác từ tổ yến đảo thiên nhiên và yến nuôi trong nhà.
Nhãn hiệu này đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ vào ngày 17/3/2015. Theo đó, mọi tổ chức cá nhân kinh doanh yến sào sẽ không được sử dụng tên địa danh Nha Trang gắn vào sản phẩm của mình như trước đây.
Sau buổi lễ công bố, UBND tỉnh giao Sở Khoa học công nghệ tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn để triển khai mô hình thí điểm sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào Nha Trang, nhằm đánh giá những khó khăn, thuận lợi khi quản lý và phát triển nhãn hiệu trong thời gian tới.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh và nuôi yến trên địa bàn thành phố Nha Trang có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Yến sào Nha Trang” đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định sẽ được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận này./.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn gốc nguyên liệu, nhân công… khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…
Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.
Đó là một trong những giải pháp được đưa ra tại tọa đàm “Tam nông, phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn - nông dân”, do UBND tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hòa bình và phát triển TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu xã hội và giáo dục Trí Việt đồng tổ chức hôm qua 12.9 tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Mật độ sâu phổ biến khoảng 300 -400 con/cây, cục bộ có nơi 1.000 con/cây (NTNN đã đưa tin). Theo thống kê, diện tích rừng thông bị sâu hại trên địa bàn huyện Sóc Sơn lên tới 45ha. Sau khi phát hiện ổ dịch, Trung tâm phát triển rừng Hà Nội chọn 2 loại thuốc phun dập dịch.