Lập dự án đầu tư xây dựng Khu hậu cần nghề cá Tam Quang
Sau khi đến thực tế tại 2 địa điểm là khu vực thôn Xuân Trung và thôn An Hải Đông cũng như nghe ý kiến của UBND xã Tam Quang, UBND huyện Núi Thành, Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã quyết định chọn địa điểm xây dựng khu hậu cần nghề cá bao gồm cả 2 thôn trên, kiện toàn lại đường ĐT 618.
Khu hậu cần nghề cá Tam Quang có quy mô lớn, thuộc cấp vùng, gồm cảng cá; khu thu mua hải sản, thực hiện các dịch vụ hậu cần cho nghề cá; khu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Kế hoạch - đầu tư, UBND huyện Núi Thành và xã Tam Quang hoàn thiện dự án, đề xuất Trung ương giải ngân trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 để nhanh chóng đầu tư hoàn thành.
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh, của vùng duyên hải miền Trung, giải quyết ổn thỏa đầu ra hải sản cũng như thực hiện đồng bộ các dịch vụ hậu cần, nâng cao giá trị sản xuất của nghề cá vốn bấp bênh đầu ra, kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.
Có thể bạn quan tâm
Hươu dễ nuôi, không mất tiền đầu tư chăm sóc như những gia súc khác. Mỗi năm hươu cho cắt nhung (sừng non) hai lần và bán với giá cao cho nên được coi là “báu vật” của nhiều gia đình dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Cạn.
Sơn Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Để đa dạng hóa vật nuôi hướng tới phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Sơn Hòa đã triển khai dự án nuôi bồ câu Pháp và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn 1 năm Hội Nông dân (ND) phát động tận dụng đất trống, vườn tạp để trồng thanh long ruột đỏ. Đến nay nhiều hộ ND xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ đã bắt đầu có trái bán.
Theo giới thiệu của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chúng tôi được biết, hiện nhiều hộ dân ở xã Mai Pha, TP Lạng Sơn đang đưa cây dưa Kim Cô Nương vào gieo trồng và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Như hộ gia đình bà Hoàng Thị Sơi ở thôn Nà Chuông I với diện tích 1.500 m2 , mỗi năm trồng hai vụ dưa, gia đình bà Sơi thu hoạch gần năm tấn dưa, thu nhập gần 100 triệu đồng...
Với việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển “nông nghiệp đô thị” như thời gian qua tại TP.Hồ Chí Minh đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nông dân tại đây.