Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội

Lao đao ngành chăn nuôi gia cầm gà ngoại đè chết gà nội
Ngày đăng: 10/08/2015

Thịt gà ngoại tràn ngập thị trường

Ghi nhận của phóng viên, thịt gà ngoại được bày bán rất nhiều trong các siêu thị, chuỗi cửa hàng đông lạnh, sức tiêu thụ cũng rất lớn. Tại siêu thị Big C The gaden, thịt gà (đùi tỏi) Mỹ bày ra đến đâu là bán hết đến đó.

Không chỉ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, thịt gà ngoại nhập còn có mặt tại các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là tại nhiều chợ cóc trên địa bàn Hà Nội. Giá bán hấp dẫn (khoảng 60.000 đồng/kg), thấp hơn giá gà công nghiệp trong nước (70.000 đồng/kg), gà ngoại đã thu hút được khá đông nguời tiêu dùng. Đặc biệt, không ít công ty cung cấp cơm hộp đã chuyển sang chọn gà ngoại thay thế cho gà công nghiệp trong nước.

Chị Hồng Hạnh (Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi chọn gà nhập ngoại bởi ngoài giá rẻ, gà được đóng gói vừa phải với nhu cầu của gia đình, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, giá nhập khẩu mỗi kg gà này khoảng 20.000 đồng/kg.

Sau khi trừ các khoản thuế, chi phí thì với giá bán trên thị trường xấp xỉ 60.000 đồng/kg, chủ kinh doanh vẫn có lãi cao. Do đó, nhiều cửa hàng, siêu thị hiện nay đang đẩy mạnh nhập khẩu loại mặt hàng thực phẩm này. Gà nhập ngoại giá rẻ do tại Mỹ, ngoài phần ức gà được ưa thích thì các bộ phận như đùi, cánh… được xem là phế phẩm. Do đó, mặt hàng này được nhập khẩu về Việt Nam với giá rất rẻ.

Ở khía cạnh khác, theo ông Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam- nước Mỹ có nền nông nghiệp tiên tiến, đất đai phù hợp với cây ngô, đậu nành nên giá thịt chăn nuôi ở Mỹ rẻ hơn ít nhất khoảng 20%. Đây cũng là lợi thế khi xuất khẩu.

Nút thắt cần tháo gỡ

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, dù đã được cải thiện nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất chăn nuôi của Việt Nam nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng vẫn rất thấp. Giá thành sản xuất cao, giá bán thấp khiến người chăn nuôi lãi ít, thậm chí là lỗ.

Nguyên nhân chính do ngành chăn nuôi phụ thuộc 70% nguyên liệu thức ăn nhập khẩu; con giống và thuốc thú y giá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

Trước thực tế này, ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)- cho rằng: Ngành chăn nuôi cần tháo gỡ 4 nút thắt lớn về: Năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi; liên kết sản xuất; vệ sinh an toàn thực phẩm và thủ tục hành chính. Trong 4 nút thắt nêu trên thì năng suất chất lượng là nút thắt lớn nhất phải giải quyết. “Đối với liên kết sản xuất, lâu nay bàn nhiều về việc hình thành chuỗi sản xuất với nòng cốt và đầu tàu là doanh nghiệp, nhưng vấn đề ở đây là cần có chính sách như thế nào để doanh nghiệp kéo nông dân và các hộ gia đình vào trong chuỗi sản xuất?”- ông Sơn băn khoăn.

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi - chỉ rõ: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi, doanh nghiệp phải đi đầu nhưng phần lớn doanh nghiệp nông nghiệp có vốn điều lệ trên dưới 5 tỷ đồng (250 nghìn USD). Con số này quá nhỏ bé so với con số 100 triệu USD của một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hải Dương. Bên cạnh đó, các cấp, ngành luôn coi chăn nuôi là ngành sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, không phải để xuất khẩu. Tư duy này cần phải thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đã và sắp ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do.

Theo thống kê của Cục chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), mỗi năm trung bình cả nước nhập khoảng 100.000 tấn thịt các loại. Trong đó, thịt gà chiếm hơn 80%, tương đương 80.000 đến gần 90.000 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Được 3,6 Triệu Tấn Gạo Đã Ký Hợp Đồng Xuất Khẩu Được 3,6 Triệu Tấn Gạo

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, tính đến nay Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 3,6 triệu tấn gạo, tăng 600.000 tấn so với thời điểm cuối tháng 3 vừa qua.

17/04/2012
Lúa Global GAP Giúp Nông Dân Làm Giàu Lúa Global GAP Giúp Nông Dân Làm Giàu

Lúa là cây trồng chủ lực tại vùng ĐBSCL, nhưng do diện tích bình quân mỗi hộ quá nhỏ, thu nhập của nông dân còn thấp nên phải tìm cách nâng giá trị hạt gạo để cải thiện đời sống người dân. Đó là ý kiến của GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, tại buổi gặp gỡ báo chí mới đây sau khi tham quan cánh đồng lúa theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

15/05/2012
Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Tây Xanh

Măng tây xanh là cây trồng cần có ánh nắng toàn phần, sinh trưởng và phát triển rất mạnh với các loại đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cùng với chế độ chăm sóc thật chu đáo như trồng rẫy rau màu khó tính

05/06/2011
Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ Hiệu Quả Ăn Cải Xoong Phòng Ngừa Bướu Cổ Hiệu Quả

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C)

16/02/2011
Công Nhận Giống Lúa Do Nông Dân Nghiên Cứu Công Nhận Giống Lúa Do Nông Dân Nghiên Cứu

Bộ NN-PTNT chính thức công nhận giống lúa Q.Nam 1 là giống cây trồng mới, phù hợp cho cả hai vụ sản xuất đông xuân, hè thu ở các địa phương khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên, và được đưa vào cơ cấu giống của vụ hè thu 2012 tại Quảng Nam, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết ngày 13.5.

15/05/2012