Lào Cai quy hoạch mở rộng diện tích trồng quế lên 25.000ha
Phơi khô vỏ quế vừa thu hoạch.
Vùng trồng quế sẽ phát triển đến 50 xã, thuộc bốn huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà... Những vùng này đã từng trồng quế theo hình thức tự phát của các hộ dân cho thấy khí hậu, thổ nhưỡng rất hợp với cây quế trồng để lấy tinh dầu.
Để đáp ứng lượng hạt giống về lâu dài, tỉnh cũng đã quy hoạch 150ha rừng quế giống chuyển hóa tại năm xã, thị trấn Nậm Đét (Bắc Hà), Nậm Tha (Văn Bàn), Xuân Hòa (Bảo Yên), Phú Nhuận, Phong Hải (Bảo Thắng) đảm bảo cung cấp đủ hạt giống cho nhu cầu gieo ươm, trồng quế tại địa phương.
Nhằm gắn rừng sản xuất với chế biến và tiêu thụ, trong thời gian từ năm 2020 - 2025, Lào Cai sẽ xây dựng một nhà máy chế biến tinh dầu quế tại huyện Văn Bàn. Riêng giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh dự kiến xây dựng bốn cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ gỗ quế tại xã Bảo Hà (Bảo Yên), xã Sơn Hà, Xuân Giao (Bảo Thắng) và xã Nậm Đét (Bắc Hà).
Định hướng đến năm 2025, tỉnh xây dựng bổ sung một cơ sở sản xuất mỹ nghệ từ gỗ quế tại huyện Văn Bàn. Hiện trên địa bàn Lào Cai đã có trên 20 cơ sở chưng cất tinh dầu thủ công và hai cơ sở sản xuất tinh dầu quy mô vừa do một số tổ chức cá nhân xây dựng, mỗi năm tiêu thụ hàng trăm tấn vỏ, thân là lá quế.
Hiện, Lào Cai đã ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng và giá trị cho sản phẩm quế (bao gồm vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện đất đai để đầu tư các nhà máy chế biến, giảm thuế, khoanh vùng nguyên liệu...)
Đồng thời có chế tài cần thiết để quản lý hoạt động của các cơ sở chưng cất và chiết xuất tinh dầu quế.
Có thể bạn quan tâm
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.
Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.
Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.
Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.
Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.