Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.
Nguyên nhân vì rau ngót và khổ qua là những loại rau củ phải sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật do có nhiều sâu bệnh, trong khi vào dịp hè, khổ qua được sử dụng nhiều ở miền Nam, còn rau ngót sử dụng nhiều ở miền Bắc.
Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã kiểm tra 50 mẫu rau củ, có 29 mẫu phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhưng ở ngưỡng an toàn, 20 mẫu phát hiện có kim loại nặng nhưng thấp hơn mức giới hạn tối đa. Tuy nhiên đã xác định có 3 loại rau (rau muống, rau cải, rau ngót) có nguy cơ cao gây mất an toàn thực phẩm, tiếp đến là đậu đỗ. Một số hoạt chất được phát hiện với tần suất cao nhất trong rau là: Cybermethrin, Acephate, Premethrin…
Cục Bảo vệ thực vật cũng đang chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra các loại củ có chứa hoạt chất Aldicarb (là chất độc hại vừa được phát hiện trên gừng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam) và xử lý kịp thời các vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Dù không phải là "xứ sở của cây nhãn", nhưng vài năm gần đây, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) bắt đầu quan tâm, phát triển loại cây ăn quả có giá trị kinh tế này.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, diện tích trồng cây chôm chôm toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay khoảng 231ha, trong đó 174ha đang cho trái và có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.296 tấn quả/vụ. Chôm chôm là cây ăn quả khá phù hợp đối với vùng đất đỏ bazan, hiện được trồng phổ biến ở các huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành và Đất Đỏ.

Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu cà phê của tỉnh chỉ đạt trên 134 ngàn tấn, giảm khoảng 63 ngàn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Đồng Nai chỉ đạt gần 271 triệu USD, đạt khoảng 53% so với cùng kỳ.

Lần đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân trồng giống ngô chuyển gen NK66 Bt/GT của Công ty Syngenta đã tận mắt, tận tay trải nghiệm tính ưu việt của công nghệ mới, giúp cây ngô vừa chống chịu thuốc trừ cỏ gốc glyphosate vừa kháng được sâu đục thân, tiết kiệm chi phí và nâng cao thu nhập. Đây là một tín hiệu vui cho người trồng ngô, nhất là trước tình hình giá ngô không ổn định như hiện nay.

Cùng với cây hồ tiêu, cà phê là một trong 2 loại cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê (Gia Lai), góp phần thúc đẩy kinh tế huyện nhà phát triển những năm qua.