Xuất Hiện Bệnh Hội Chứng Gan Tụy Ở Tôm Nuôi

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Chi Cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Tại vùng nuôi tôm cộng đồng Hạ Lầm thuộc xã Thạch Long (Thạch Hà) xuất hiện bệnh hội chứng gan tụy ở tôm.
Bệnh được phát hiện ngày 21/7, tại 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng (1,47 ha) của 3 hộ dân với biểu hiện tôm bơi lờ đờ mép hồ, đổi màu, teo gan, rồi chết hàng loạt.
Ba ao nuôi trên nằm trong vùng nuôi tôm thâm canh cộng đồng có tổng diện tích 9ha được chia thành 16 ao nuôi của 12 hộ dân nuôi trồng. Vụ tôm xuân hè này, các hộ trên thả nuôi hơn 4 triệu con tôm giống của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; tôm đã được 49 ngày tuổi.
Sau khi phát hiện dịch bệnh, ngành chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn những hộ nuôi có tôm bị bệnh thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý dịch bệnh không để dịch lan rộng, ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm khác trong vùng.
Riêng các ao nuôi chưa phát hiện bệnh, các hộ dân cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa, trong đó chăm sóc tôm đúng quy trình, kỹ thuật và đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi...
Có thể bạn quan tâm

Ở Lâm Đồng, “Gạo Cát Tiên” là sản phẩm lúa gạo duy nhất được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Đó là loại gạo được sản xuất từ giống lúa OM 4900.

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

Sau hành, tỏi, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) còn nổi tiếng với dưa hấu. Dưa hấu trồng ở đảo này có vị thơm ngon đặc biệt nên được thị trường ưa chuộng, giúp hàng trăm nông dân Lý Sơn có thêm nguồn thu nhập.

Từng là một đội viên du kích, xã đội trưởng gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ, sau ngày thống nhất đất nước, người thương binh ¼ Nguyễn Văn Hồng được điều động vào đội công tác của tỉnh Quảng Nam bổ sung cho đội ngũ cán bộ cốt cán xây dựng điểm kinh tế mới Cư Phiăng, xã Hòa Phong (Krông Bông). Ở quê hương mới, ông Hồng từng đảm nhiệm công tác Đoàn, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Sơn Phong, sau đó công tác tại Công ty Vật tư Nông nghiệp huyện Krông Bông và về nghỉ mất sức năm 1986 vì lý do sức khỏe.