Lào Cai bứt phá
Điển hình là các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Mường Khương.
Riêng huyện Bảo Yên, hết tháng 9/2015 đã xây dựng được 127 công trình biogas, đạt 84,67% kế hoạch cả năm.
Theo BQL dự án LCASP Lào Cai, năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng được 645 công trình bể biogas.
Năm 2015, kế hoạch sẽ xây dựng 1.000 bể biogas mới tại 9 huyện, thành phố.
Bà Đinh Thị Xuân, cán bộ kế hoạch dự án cho biết, đến ngày 24/9/2015, đã lắp đặt được 473 công trình, nâng tổng số bể biogas của dự án lên thành 1.118 công trình.
Riêng trong quý 3/2015, đã lắp đặt được 207 công trình.
Từ nay đến cuối năm, phấn đấu lắp đặt mới 527 công trình, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Theo bà Xuân, Lào Cai là một tỉnh biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt.
Người dân vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống, nhận thức còn hạn chế nên việc thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục khó khăn, BQL dự án LCASP Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền xuống từng xã để người dân nắm được.
Trong năm 2015, đơn vị này đã tổ chức 10 lớp tập huấn quản lý chất thải chăn nuôi an toàn, vận hành bảo dương công trình biogas tại nhiều huyện như Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn và TP Lào Cai cho 277 học viên là các hộ đã lắp đặt công trình.
Qua đó, người dân được tiếp cận sâu hơn kỹ thuật chăn nuôi cũng như sử dựng công trình biogas một cách an toàn, tiết kiệm hơn.
Cũng theo bà Xuân, đơn vị này cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo đài của tỉnh, tận dụng triệt để hệ thống truyền thanh, tuyên truyền tới từng người dân theo kiểu "mưa dầm thấm lâu".
Bên cạnh đó, dự án còn nhận được sự phối hợp, hỗ trợ mạnh mẽ của Hội Nông dân và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai.
Hai đơn vị này vừa tham gia tuyên truyền, vừa là đầu mối kết nối các hội viên của mình đến gần hơn với dự án.
Tiến độ triển khai tại các huyện tương đối nhanh.
Tuy nhiên, tiến độ chung của toàn dự án đang có phần bị chậm lại.
Bà Xuân cho biết, do thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới việc vận chuyển thiết bị, thi công, lắp đặt công trình.
“Theo kế hoạch ban đầu, Lào Cai sẽ xây dựng 3.600 công trình biogas.
Tuy nhiên, khi xét lại quy mô chăn nuôi, tỉnh đã cắt 900 công trình lại cho các tỉnh khác thực hiện.
Dự kiến, hết năm 2017, dự án LCASP tại Lào Cai sẽ kết thúc sau khi hoàn thành xây dựng và nghiệm thu”, bà Đinh Thị Xuân cho biết.
Mặt khác, các đơn vị tham gia cung ứng, lắp đặt cho dự án như Cty Môi trường xanh, Cty Agriviet đều có những phát sinh làm chậm tiến độ.
Điển hình như Cty Môi trường xanh khi tham gia dự án đã cho lắp đặt song song hai loại bể là composite và nhựa tái chế ABS.
Trong đó, loại bể làm từ nhựa tái chế ABS không thuộc dự án.
Một bộ phận thợ lắp đặt của Cty này chưa hướng dẫn người dân xây dựng các hạng mục phụ trợ, không thông báo cho kỹ thuật viên đến giám sát khi lắp đặt.
Chính vì vậy, công trình không thể nghiệm thu, làm chậm tiến độ giải ngân.
Một trong những tồn tại của dự án LCASP tại Lào Cai hiện nay là vấn đề vốn vay.
Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng ngân hàng chưa giải thích rõ ràng mức vay, lãi suất, cho người dân, dẫn đến nhiều vướng mắc khi triển khai.
Để giải quyến tồn tại này, BQL dự án Lào Cai đã đề nghị phía ngân hàng tích cực vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi phối hợp với Cty lắp đặt, kỹ thuật viên dự án nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
Về phía các Cty cung ứng lắp đặt, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngân hàng, hỗ trợ người dân làm thủ tục vay vốn.
Hằng tuần, báo cáo số liệu số lượng và danh sách các hộ đăng ký tham gia về BQL dự án tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Vụ tôm sú 2011 nông dân Trà Vinh thắng lợi với hơn 7.500 ha nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh đã đạt sản lượng trên 19.500 tấn, năng suất trung bình đạt 4,16 tấn/ha đối với nuôi hình thức thâm canh.
Một nữ khoa học gia đã nghỉ hưu vừa gây chấn động giới khoa học VN bởi cái tên TH3-3, một giống lúa lai hai dòng 100% "made in VN" được chuyển nhượng cho một công ty tư nhân với giá kỷ lục 10 tỉ đồng. Đó là PGS-TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp 1 và từng là phó viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp
Theo lịch thời vụ năm nay của Sở NNPTNT các tỉnh ven biển ĐBSCL, niên vụ tôm sẽ bắt đầu từ tháng 2, 3 - thời điểm thả giống tốt nhất. Tuy vậy, những ngày này, người nuôi tôm vẫn phấp phỏm lo lắng.
Chỉ có chiều dài 15 km bờ biển nhưng hàng năm tổng sản lượng đánh bắt từ biển của ngư dân huyện Gio Linh chiếm 50% toàn tỉnh Quảng Trị. Gio Linh đã mạnh lên rất nhiều nhờ khai thác thế mạnh kinh tế biển.
Nấm rơm được bà con trồng ngay trong sân vườn và tận dụng nguồn rơm từ ruộng nhà nên chi phí rất ít. Một chai meo hiện có giá từ 1.200 – 1.400 đồng, nếu ủ tốt có thể cho thu hoạch 2kg nấm. Theo tính toán của anh Danh Việt ở ấp Hoà Mỹ thì với 2.200 chai meo gia đình đang trồng, sau hơn 1 tháng chăm sóc sẽ cho thu nhập khoảng 23-24 triệu đồng. Hiện nấm rơm Định Hòa được thương lái ngoài tỉnh đến tận nơi thu mua với giá từ 11.500-13.000 đồng/kg.