Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lào Cai bứt phá

Lào Cai bứt phá
Publish date: Tuesday. October 20th, 2015

Điển hình là các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên và Mường Khương.

Riêng huyện Bảo Yên, hết tháng 9/2015 đã xây dựng được 127 công trình biogas, đạt 84,67% kế hoạch cả năm.

Theo BQL dự án LCASP Lào Cai, năm 2014, toàn tỉnh đã xây dựng được 645 công trình bể biogas.

Năm 2015, kế hoạch sẽ xây dựng 1.000 bể biogas mới tại 9 huyện, thành phố.

Bà Đinh Thị Xuân, cán bộ kế hoạch dự án cho biết, đến ngày 24/9/2015, đã lắp đặt được 473 công trình, nâng tổng số bể biogas của dự án lên thành 1.118 công trình.

Riêng trong quý 3/2015, đã lắp đặt được 207 công trình.

Từ nay đến cuối năm, phấn đấu lắp đặt mới 527 công trình, hoàn thành kế hoạch đề ra.

Theo bà Xuân, Lào Cai là một tỉnh biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt.

Người dân vẫn chủ yếu chăn nuôi theo phương thức truyền thống, nhận thức còn hạn chế nên việc thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục khó khăn, BQL dự án LCASP Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền xuống từng xã để người dân nắm được.

Trong năm 2015, đơn vị này đã tổ chức 10 lớp tập huấn quản lý chất thải chăn nuôi an toàn, vận hành bảo dương công trình biogas tại nhiều huyện như Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, Văn Bàn và TP Lào Cai cho 277 học viên là các hộ đã lắp đặt công trình.

Qua đó, người dân được tiếp cận sâu hơn kỹ thuật chăn nuôi cũng như sử dựng công trình biogas một cách an toàn, tiết kiệm hơn.

Cũng theo bà Xuân, đơn vị này cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo đài của tỉnh, tận dụng triệt để hệ thống truyền thanh, tuyên truyền tới từng người dân theo kiểu "mưa dầm thấm lâu".

Bên cạnh đó, dự án còn nhận được sự phối hợp, hỗ trợ mạnh mẽ của Hội Nông dân và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Lào Cai.

Hai đơn vị này vừa tham gia tuyên truyền, vừa là đầu mối kết nối các hội viên của mình đến gần hơn với dự án.

Tiến độ triển khai tại các huyện tương đối nhanh.

Tuy nhiên, tiến độ chung của toàn dự án đang có phần bị chậm lại.

Bà Xuân cho biết, do thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới việc vận chuyển thiết bị, thi công, lắp đặt công trình.

“Theo kế hoạch ban đầu, Lào Cai sẽ xây dựng 3.600 công trình biogas.

Tuy nhiên, khi xét lại quy mô chăn nuôi, tỉnh đã cắt 900 công trình lại cho các tỉnh khác thực hiện.

Dự kiến, hết năm 2017, dự án LCASP tại Lào Cai sẽ kết thúc sau khi hoàn thành xây dựng và nghiệm thu”, bà Đinh Thị Xuân cho biết.

Mặt khác, các đơn vị tham gia cung ứng, lắp đặt cho dự án như Cty Môi trường xanh, Cty Agriviet đều có những phát sinh làm chậm tiến độ.

Điển hình như Cty Môi trường xanh khi tham gia dự án đã cho lắp đặt song song hai loại bể là composite và nhựa tái chế ABS.

Trong đó, loại bể làm từ nhựa tái chế ABS không thuộc dự án.

Một bộ phận thợ lắp đặt của Cty này chưa hướng dẫn người dân xây dựng các hạng mục phụ trợ, không thông báo cho kỹ thuật viên đến giám sát khi lắp đặt.

Chính vì vậy, công trình không thể nghiệm thu, làm chậm tiến độ giải ngân.

Một trong những tồn tại của dự án LCASP tại Lào Cai hiện nay là vấn đề vốn vay.

Nguyên nhân là do cán bộ tín dụng ngân hàng chưa giải thích rõ ràng mức vay, lãi suất, cho người dân, dẫn đến nhiều vướng mắc khi triển khai.

Để giải quyến tồn tại này, BQL dự án Lào Cai đã đề nghị phía ngân hàng tích cực vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi phối hợp với Cty lắp đặt, kỹ thuật viên dự án nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục vay vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Về phía các Cty cung ứng lắp đặt, cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngân hàng, hỗ trợ người dân làm thủ tục vay vốn.

Hằng tuần, báo cáo số liệu số lượng và danh sách các hộ đăng ký tham gia về BQL dự án tỉnh.


Related news

Gặp Gặp "Ông Trùm" Bò Sữa Suối Thông

Được hỏi về bí quyết làm giàu của mình, ông Bùi Xuân Khôi cười đôn hậu và xòe đôi bàn tay chai sạn, rám nắng nói: “Tất cả là ở đây với cái đầu sáng tạo mà ra thôi”. Ông Khôi là chủ một trong những trang trại bò sữa lớn nhất thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, nơi tập trung bò sữa nhiều nhất tỉnh Lâm Đồng. Trang trại trên 20 đầu bò của ông được đánh giá là trang trại hàng đầu trong “làng” bò sữa.

Friday. November 21st, 2014
Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc Chủ Động Phòng Chống Đói, Rét Cho Gia Súc

Theo dự báo, thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại dễ xảy ra. Để không xảy ra thiệt hại nặng nề sau các đợt rét đậm, rét hại như năm 2008 và năm 2011, các địa phương cần chủ động những biện pháp chăm sóc trâu, bò hiệu quả.

Friday. November 21st, 2014
Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi Chuyên Gia Nên Bảo Tồn Cây Lúa Mùa Nổi

Sản xuất lúa mùa nổi (LMN) năng suất chỉ khoảng 100 kg/công tầm lớn (khoảng 1.300 mét vuông), lợi nhuận đem lại cho người nông dân chỉ khoảng 500.000-600.000 đồng/công (6 tháng trồng)... thế nhưng, các chuyên gia nông nghiệp vẫn khuyên nên bảo tồn loại lúa này.

Friday. November 21st, 2014
Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa Xếp Loại Xuất Sắc Đối Với Đề Tài Khoa Học Trồng Tỏi Lý Sơn Ở Khánh Hòa

Với những kết quả nổi bật như cây tỏi cho năng suất cao, an toàn và sạch bệnh hơn trong khi giảm sử dụng lượng phân bón hóa học… đề tài nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa - do kỹ sư Trịnh Thị Thùy Linh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng khoa học công nghệ cấp tỉnh xếp loại xuất sắc trong sáng 18/11.

Friday. November 21st, 2014
Trồng Nhãn Ido Trồng Nhãn Ido "Né" Bệnh "Chổi Rồng"

Thời gian gần đây, bệnh “chổi rồng” đã bùng phát mạnh mẽ trên một số giống nhãn, nhiều nhất là nhãn tiêu da bò, gây thiệt hại nặng cho nhà vườn. Trong khi đó, những vườn nhãn Ido gần như không bị nhiễm, hay nhiễm với tỷ lệ rất thấp. Từ đây, một giải pháp trước mắt để phòng, chống bệnh “chổi rồng” đã được đưa ra bằng cách trồng nhãn Ido hoặc ghép bo nhãn Ido vào cây nhãn bị nhiễm bệnh “chổi rồng”.

Friday. November 21st, 2014