Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh Lùn Cây Ngô

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.
Những dấu hiệu này rất dễ nhận biết bằng mắt thường, điển hình như lá có màu xanh đậm hơn bình thường, các lá xếp dày sít, ngọn lá bị vặn xoắn...
Ông Dương Hữu Toàn, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Sơn cho biết: “Ngay khi có thông tin, Trạm đã cử cán bộ chuyên môn đến kiểm tra, qua so sánh, đối chiếu nhận định ban đầu đây chính là triệu chứng của hiện tượng lùn cây ngô”.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện nay tổng diện tích nhiễm bệnh “lùn cây ngô” của huyện Bắc Sơn 20 ha, tập chung ở các xã: Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hưng Vũ… Hiện tượng xảy ra trên các giống CP3Q; NK54; NK4300; NK66; NK 67... Tỷ lệ nhiễm không lớn, ở mức dưới 2,5% cây.
Đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ. Tuy nhiên đây là lại hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn. Biện pháp duy nhất có thể áp dụng là vận động, hướng dẫn nhân dân nhổ vùi, xử lý toàn bộ số cây bị nhiễm bệnh.
Ông Trần Đại Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: hiện nay Chi cục tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp theo Công văn chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, đồng thời tích cực kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng ngô để kịp thời phát hiện, thống kê phục vụ công tác nghiên cứu.
Cơ quan Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo người nông dân cần tập trung theo dõi diện tích trồng ngô của gia đình, đồng thời thông báo ngay cho chính quyền hoặc cán bộ chuyên môn cơ sở để được hướng dẫn các biện pháp xử lý.
Bệnh “lùn cây ngô” thường gây hại trên ngô lai giai đoạn từ năm đến bảy lá; bệnh nặng làm cây không phát triển được và chết dần; bệnh nhẹ thì cây phát triển chậm, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình nuôi cá giống và cá thương phẩm của gia đình ông Đào Xuân Hiển, thôn Tân Lập 2, xã Lương Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho hiệu quả kinh tế

Anh Cấn Văn Mai ở thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã thành công từ mô hình nuôi gà đẻ trứng trong nông hộ

Ít ai nghĩ người đàn bà hơn 60 tuổi có vóc dáng “lực điền” kia là một chủ vườn cây giống diện tích hơn 10 mẫu cho doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây ba năm ông đã mua vô 3 cây nguyệt quế với giá vài chục triệu, chỉ sau một thời gian chăm sóc, uốn sửa, tết này ông đã bán được 220 triệu đồng.

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định)