Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh Lùn Cây Ngô

Lạng Sơn Xuất Hiện Bệnh Lùn Cây Ngô
Publish date: Monday. July 7th, 2014

Gần đây trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, một số diện tích ngô xuân đã xuất hiện bệnh “lùn cây ngô” mà không rõ nguồn gốc của bệnh. Đây là loại bệnh lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn nên đã khiến nhiều người trồng ngô nơi đây hoang mang, lo lắng.

Những dấu hiệu này rất dễ nhận biết bằng mắt thường, điển hình như lá có màu xanh đậm hơn bình thường, các lá xếp dày sít, ngọn lá bị vặn xoắn...

Ông Dương Hữu Toàn, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Bắc Sơn cho biết: “Ngay khi có thông tin, Trạm đã cử cán bộ chuyên môn đến kiểm tra, qua so sánh, đối chiếu nhận định ban đầu đây chính là triệu chứng của hiện tượng lùn cây ngô”.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hiện nay tổng diện tích nhiễm bệnh “lùn cây ngô” của huyện Bắc Sơn 20 ha, tập chung ở các xã: Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hưng Vũ… Hiện tượng xảy ra trên các giống CP3Q; NK54; NK4300; NK66; NK 67... Tỷ lệ nhiễm không lớn, ở mức dưới 2,5% cây.

Đến nay chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh “lùn cây ngô” và chưa có biện pháp đặc hiệu để phòng trừ. Tuy nhiên đây là lại hiện tượng lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn. Biện pháp duy nhất có thể áp dụng là vận động, hướng dẫn nhân dân nhổ vùi, xử lý toàn bộ số cây bị nhiễm bệnh.

Ông Trần Đại Dũng, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết: hiện nay Chi cục tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp theo Công văn chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật, đồng thời tích cực kiểm tra, giám sát tại các vùng trồng ngô để kịp thời phát hiện, thống kê phục vụ công tác nghiên cứu.

Cơ quan Bảo vệ thực vật cũng khuyến cáo người nông dân cần tập trung theo dõi diện tích trồng ngô của gia đình, đồng thời thông báo ngay cho chính quyền hoặc cán bộ chuyên môn cơ sở để được hướng dẫn các biện pháp xử lý.

Bệnh “lùn cây ngô” thường gây hại trên ngô lai giai đoạn từ năm đến bảy lá; bệnh nặng làm cây không phát triển được và chết dần; bệnh nhẹ thì cây phát triển chậm, năng suất, chất lượng ngô thương phẩm thấp.


Related news

Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Mùa Lạnh Biện Pháp Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Mùa Lạnh

Nguy cơ tái phát cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ nay đến cuối năm là khá cao, việc tăng cường ý thức phòng chống dịch cho người chăn nuôi, hộ sản xuất kinh doanh ấp nở trúng gia cầm là yếu tố quan trọng

Monday. December 16th, 2013
Nguy Cơ Gieo Cấy Chậm Trễ Thời Vụ Nguy Cơ Gieo Cấy Chậm Trễ Thời Vụ

Thời điểm này là lúc bà con nông dân phải xuống đồng để làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa đông xuân. Nhưng, nhiều cánh đồng vẫn còn lênh láng nước, chưa được đấu úng nên nhiều nguy cơ vụ đông xuân sẽ gieo cấy chậm trể.

Tuesday. January 7th, 2014
Đưa Nấm Rơm Từ Nhà Ra Ruộng Đưa Nấm Rơm Từ Nhà Ra Ruộng

Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng được nhiều nông dân tham gia sản xuất. Việc trồng nấm rơm trái vụ ngay trên đồng ruộng giúp tiết kiệm chi phí nhà xưởng, tận dụng nguồn nguyên liệu rơm rạ sẵn có, đồng thời có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất theo ý muốn của nông dân.

Monday. December 16th, 2013
Trồng Cây Bời Lời Đỏ, Hướng Giảm Nghèo Bền Vững Ở A Vao (Quảng Trị) Trồng Cây Bời Lời Đỏ, Hướng Giảm Nghèo Bền Vững Ở A Vao (Quảng Trị)

Từ nhiều năm nay người dân xã A Vao, huyện Đakarông (Quảng Trị) đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích đất sản xuất. Trong đó, mô hình phát triển, trồng và khai thác cây bời lời đỏ được triển khai ban đầu đã cho hiệu quả tích cực, góp phần không nhỏ trong việc giảm nghèo bền vững.

Tuesday. January 7th, 2014
Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi Thoát Nghèo Nhờ Chăn Nuôi Giỏi

Từ đó, anh mở rộng quy mô chăn nuôi với 3 khu chuồng trại gồm 3 trại nuôi gà, 1 trại nuôi heo, được đầu tư hiện đại, bố trí khoa học, hợp lý. Trung bình một năm anh nuôi 3 - 4 lứa gà, mỗi lứa 3.500 con. Ở trại heo luôn có 5 heo nái, trên 80 heo thịt.

Monday. December 16th, 2013