Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng rau trái vụ

Làng rau trái vụ
Ngày đăng: 29/10/2015

Trồng rau xanh ở Điền Lộc mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mua tận chân ruộng

Những độn cát mênh mông một thời giờ đã trở thành vùng đất trù phú cho các loại rau trái vụ ở xã Điền Lộc.

Khi mà các xứ đồng chính vụ vào mùa mưa đã ngập nước không sản xuất được thì ở vùng cát thôn Nhất Đông, Nhì Đông được bà con nông dân đưa vào sản xuất các loại rau xanh cho thu nhập cao.

Con đường bê tông vừa mới xây dựng dẫn ra vựa rau hằng những ngày tấp nập bà con nông dân gồng gánh, vận chuyển giống, phân bón ra làm đất, chuẩn bị xuống vụ.

Ông Lê Thiền, một hộ dân trồng rau cho biết: “Trước đây ruộng chỉ làm được một vụ, lúc nông nhàn bà con thường chuyển sang các nghề khác.

Từ năm 2000 đến nay, trồng rau trên cát trái vụ bắt đầu phát triển mạnh.

Hộ gia đình tui cũng tiên phong lên các độn cát để sản xuất, giờ có thu nhập cũng tạm ổn”.

Với việc đa dạng hóa các loại cây trồng, khai hoang mở rộng thêm diện tích, trồng cuốn chiếu, tăng 2 vụ/năm, hiện tại ông Thiền nằm trong “tốp” những hộ dân thu nhập 300 triệu đồng/năm từ cây rau.

Ông Hồ Ty, một hộ dân cũng phấn khởi: “Trồng rau trên cát lãi gấp mấy lần trồng lúa.

Cứ bình quân mỗi sào thu hoạch bán được 8 - 10 triệu đồng.

Rau được thương lái mua ngay chân ruộng, không phải lo tìm đâu ra.

Rau trái vụ tại Điền Lộc theo thương lái đã có mặt khắp vùng Ngũ Điền, lên tận TP.

Huế và ra tỉnh Quảng Trị.”

Ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc thông tin: “Đến nay toàn xã đã có gần 40ha diện tích rau trên cát, với hơn 300 hộ dân tham gia.

Vào vụ thu hoạch, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 150 - 170 triệu đồng; trong đó, có 30% số hộ dân đạt tốp thu được 300 triệu đồng/năm từ sản xuất rau trái vụ”.

Hướng đến rau an toàn

Trồng rau trên cát ở Điền Lộc đã thực sự mở ra một hướng sản xuất mới, hiệu quả của địa phương.

Ông Hoàng Trai, Bí thư Đảng ủy xã Điền Lộc khẳng định: “Trong tương lai, xã sẽ quy hoạch vùng rau phát triển lên 60 ha.

Việc phát triển vựa rau trên cát không chỉ góp phần tăng thu nhập của người dân mà còn tận dụng đất đai, cải tạo môi trường bởi xưa nay, vùng trảng cát vốn là vùng đất hoang hóa.

Nhờ trồng rau, địa phương đã giải quyết được hàng trăm lao đông nông thôn lúc nông nhàn”.

Bước vào vụ năm nay, từ nguồn vốn phát triển chương trình khuyến nông của huyện Phong Điền, xã Điền Lộc được hỗ trợ kinh phí đào giếng lấy nước tưới, đầu tư hệ thống nước tự phun, 5 hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật, nguồn giống để sản xuất thí điểm 0,3 ha rau theo mô hình VietGap.

Để hướng đến vùng sản xuất rau xanh bền vững, Hội Nông dân xã Điền Lộc đã thành lập Câu lạc bộ trồng rau xanh nhằm hoạt động chia sẻ kinh nghiệm cũng như nắm bắt khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường.

Để hướng tới sản xuất bền vững, Điền Lộc đang thuê nhà tư vấn đo đạc tại hai thôn Nhất đông, Nhì Đông để quy hoạch vùng trồng rau an toàn kết hợp với các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên cát.

Xã cũng đầu tư lưới điện kéo đến vùng rau màu trên cát, xây dựng hệ thống tưới tiêu giúp bà con nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Vừa qua, Điền Lộc cũng đã tranh thủ nguồn vốn của huyện để đầu tư con đường bê tông dài 150m, rộng 2,5m và sẽ đầu tư thêm 600m nữa dẫn ra tận các trảng cát, kéo hệ thống điện ra để người dân thuận lợi trong việc chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch.

Ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc khẳng định: “Trong định hướng của xã, vùng rau trên cát sẽ được mở rộng diện tích mà trước mắt là quy hoạch vùng Bàu Ró.

Khu vực này có điều kiện sản xuất rau trái vụ khá thuận lợi, dồi dào nguồn nước, trước đây đã đưa vào sản xuất 10 ha, dự kiến sẽ trồng thêm 30 - 40 ha trong những năm tới”.


Có thể bạn quan tâm

Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển Chính Sách Hỗ Trợ Của Chính Phủ Giúp Ngư Dân Yên Tâm Bám Biển

Phú Yên hiện có khoảng 640 tàu cá đang khai thác ở các vùng biển xa, trong đó chủ yếu hành nghề câu cá ngừ đại dương. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng cao, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, nhưng nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên ngư dân vẫn yên tâm vươn khơi bám biển.

16/10/2014
Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt Triển Vọng Từ Nuôi Cá Nước Ngọt

Những năm gần đây, cùng với việc tận dụng đất đai trồng màu phát triển kinh tế thì phong trào nuôi cá nước ngọt cũng góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Cách làm này được Nhân dân xã Tân Ân thực hiện phổ biến trong những năm qua.

16/10/2014
Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

16/10/2014
EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

16/10/2014
Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định) Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

16/10/2014