Lần Đầu Tiên Xuất Khẩu Hạt Tiêu Đạt Trên 1 Tỷ USD

Hiện Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới.
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 9, các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu được 3.556 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 34,081 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước từ đầu năm đến nay lên trên 136.000 tấn, đạt giá trị 1,022 tỷ USD.
Như vậy, đây là năm đầu tiên xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt giá trị trên 1 tỷ USD, qua đó đưa hạt tiêu vào câu lạc bộ những mặt hàng có giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên.
Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu năm nay có thể sẽ tăng mạnh so với năm ngoái bởi vì, mới đến giữa tháng 9/2014, lượng xuất khẩu đã cao hơn cả năm ngoái tới gần 4.000 tấn và giá trị xuất khẩu cao hơn 100 triệu USD. Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu 132.637 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 888,985 triệu USD.
Hiện nay, Việt Nam chiếm khoảng 30% sản lượng tiêu trên toàn thế giới và chiếm khoảng 50% khối lượng tiêu xuất khẩu trên thế giới. Hoa Kỳ, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Hà Lan và Ấn Độ là những quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất từ Việt Nam.
Hiện tại, giá hạt tiêu trong nước và giá xuất khẩu cũng đều đang ở những mức cao kỷ lục. Giá hạt tiêu đen ở các vùng trồng tiêu trọng điểm hiện vào khoảng trên dưới 200.000 đồng/kg (giá cao nhất trong năm 2013 là 160.000 đồng/kg). Còn giá tiêu đen xuất khẩu đang ở mức trên 8.000 USD/tấn, tiêu trắng gần 10.000 USD/tấn.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Thuận Thành đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động các biện pháp chống úng và tích cực, linh hoạt trong công tác chống hạn với phương châm: cao, xa tưới trước; thấp, gần tưới sau, tập trung tưới nhanh gọn và đủ. Các trạm bơm lớn bơm rút dưới, các trạm bơm nhỏ tranh thủ tận dụng nguồn nước trên kênh tiêu để bơm tưới, hạn chế sự xâm nhập nước ngoại lai, trừ trường hợp phải tạo nguồn cho trạm bơm lớn hoạt động.

Trước đây, nông dân ở U Minh Hạ (Cà Mau) canh tác nông nghiệp theo lối truyền thống cho năng suất lúa bấp bênh, chất lượng gạo kém. Kể từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau thực hiện bố trí các giống lúa chủ lực kết hợp việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân cải thiện đáng kể năng suất cây trồng, chất lượng lúa gạo đáp ứng yêu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu.

Đây là cây cứu cánh của người dân nơi đây. Người tiên phong trồng khoai sáp là ông Nguyễn Văn Thơm. Từ năm 2004 ông chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai, năm nào cũng cho năng suất ổn định từ 1,5 - 1,7 tấn/sào, sau khi trừ chi phí lãi từ 7 - 10 triệu đ/sào. Vào dịp Tết khoai sáp tiêu thụ mạnh từ 13.000 - 15.000 đ/kg, lãi gần gấp đôi ngày thường. Vụ Tết vừa qua, với 3 sào khoai sáp, năng suất đạt 1,5 tấn/sào, bán 14.000 đ/kg, trừ chi phí ông Thơm lãi hơn 30 triệu.

Trồng dâu, nuôi tằm lâu nay vốn là nghề quen tay đối với nhiều nông dân ở Nghĩa Hành. Thế nhưng những năm gần đây, thay vì nuôi tằm kén như truyền thống, nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tằm vôi – một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.