Làm Thế Nào Để Đạt Mục Tiêu 30 Lợn Con /nái /năm?
Nâng cao năng suất lợn nái là mục tiêu của các nhà khoa học cũng như các chủ trang trại. Trong đó, việc tăng khối lượng và số lợn con cai sữa /nái /năm chính là mục tiêu hướng tới.
Ở Việt Nam, số lượng lợn con cai sữa của đàn nái ngoại nuôi tại các cơ sở giống lợn đạt khoảng 20con/nái /năm. Lúc cai sữa lợn con đạt 6,5 kg/con, như vậy, khối lượng lợn giống của 1 nái đạt: 20con x 6,5kg = 130kg/nái (theo Phùng Thị Vân, 2004). Tại các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển như Đan Mạch, Mỹ, Đức, Bỉ, Hà Lan, Canada, Braxin... khối lượng lợn con cai sữa /nái /năm bình quân cao hơn bình quân của Việt Nam khoảng 15 - 30%.
(22con x 7kg = 154kg/nái /năm) (theo Pig international).
Với mục tiêu nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái mà cụ thể là đạt 30 lợn con giống /nái /năm, Richard Johnson - người đang quản lý 42.000 lợn nái thuộc Công ty Big Sky tại Saskatchewan và Henrik Jensen - người quản lý 1.150 nái thuộc công ty Christiansminde Multisite - Đan Mạch đã tiết lộ những giải pháp chính như sau:
- Sử dụng nhiều dòng lợn lai tạo với nhau (biện pháp này nhằm tạo ưu thế lai cao nhất cho nái sinh sản).
- Chế độ khẩu phần khắt khe cho lợn nái hậu bị nhằm đạt khối lượng và thể tạng chuẩn đến thời điểm phối giống (lợn nái hậu bị phối giống lần đầu lúc 270 ngày tuổi có khối lượng 160kg).
- Chú ý chọn lọc lợn nái có đặc điểm ngoại hình tốt (ưu tiên những nái có nhiều vú và vú phát triển đều đặn). Chọn những lợn nái giống từ những ổ lợn có 13 con.
- Đặc biệt quan tâm tới những nái sắp đẻ và nái đẻ để hỗ trợ, can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa tỷ lệ hao hụt.
- Đảm bảo tất cả lợn con được uống sữa đầu đầy đủ (biện pháp này sẽ giảm được hao hụt lợn con do các bệnh cơ hội).
- Cai sữa sớm cho lợn lúc 20 ngày (thay vì cai sữa muộn lúc 30 - 35 ngày), tăng cường chăm sóc và tập ăn cho lợn con lúc 5 đến 7 ngày tuổi.
- Cho lợn nái nuôi con ăn khẩu phần đậm đặc (tăng thêm 6% chất béo và 0,85% lyzin tiêu hóa), điều chỉnh thức ăn cho lợn nái 2 lần 1 ngày theo mức thèm ăn của lợn nái.
- Tăng cường tối ưu các biện pháp quản lý sản xuất nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng.
- Đảm bảo nguồn tinh dịch chất lượng tốt và phối giống đúng thời điểm.
Đối với chăn nuôi lợn công nghiệp ở Việt Nam thì liệu mục tiêu trên có khả thi? Tất nhiên là có thể vì khoa học công nghiệp chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và tạo ra cơ hội mới để chúng ta có thể làm chủ những công nghiệp đó. Tuy nhiên, bên cạnh tăng năng suất sinh sản thì chúng ta cũng cần phải quan tâm đến một số chỉ tiêu khác cũng hết sức quan trọng như tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nạc, độ thơm ngon của thịt.... Trong tương lai, hiệu quả chăn nuôi không chỉ được quyết định bởi năng suất mà còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng, mức độ an toàn của sản phẩm và môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Việc cho nái ăn trong thời kỳ tiết sữa bắt đầu vài ngày trước khi sinh. Nếu cho nái ăn trước khi sinh quá cao (năng lượng/chất đạm), người chăn nuôi sẽ gặp một số vấn đề với bầu vú đầy sữa và quá căng tròn.
Quản lý heo con trong vòng mấy ngày đầu sinh ra được gọi là thời kỳ “quản lý nguy hiểm”. Nếu tăng khả năng sống bằng cách giảm số sẩy thai hoặc chết trước khi cai sữa sẽ giảm được tối thiểu 50~60 cent/con.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh có nhiều phương pháp nhưng một trong những cách chủ lực là nâng cao khả năng sinh sản. Dịch bệnh được tận diệt thì việc tiếp theo là phải nâng cao năng suất sinh sản.
Giai đoạn heo nái nuôi con là một trong những giai đoạn quan trọng nhất quyết định năng xuất cũng như hiệu quả chăn nuôi heo nái và cũng là giai đoạn quyết định tới chất lượng con giống để chuẩn bị cho các giai đoạn chăn nuôi heo về sau.