Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Bệnh Cúm Lợn Và Các Biện Pháp Phòng Bệnh

Bệnh Cúm Lợn Và Các Biện Pháp Phòng Bệnh
Ngày đăng: 28/08/2013

Hiện nay thời tiết, khí hậu có diễn biến phức tạp, đặc biệt giai đoạn chuyển mùa nên dịch bệnh cũ rất dễ tái phát, những bệnh mới dễ xuất hiện. Thực tế nhiều bệnh trước đây đã xảy ra, sau một thời gian dài các cấp chính quyền, nhà chuyên môn và người chăn nuôi đã đưa nhiều giải pháp để khống chế như dịch tả trâu bò, bệnh cúm bệnh đóng dấu ở lợn, kết quả là bệnh được khống chế, ngăn chặn, không hoặc ít xảy ra.

Tuy nhiên nếu chủ quan lơi là, bệnh sẽ bùng phát. Bệnh cúm lợn là một bệnh đã xuất hiện từ lâu song người chăn nuôi thường ít chú ý, bệnh chưa trở thành dịch lớn song rất có thể nếu không chủ động áp dụng các biện pháp phòng thì bệnh sẽ xảy ra thành dịch làm ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi.

Bệnh Cúm lợn là bệnh truyền nhiễm cấp tính đ­ường hô hấp do virut Influenza gây nên. Virút này có tính thích nghi chọn lọc với phổi, đặc biệt thích nghi với hệ thống phế quản. Sau 24 giờ kể từ khi xâm nhập và cơ thể đã xuất hiện những triệu chứng của bệnh làm rối loạn chức năng đ­ờng hô hấp và gây ra những triệu chứng, bệnh tích điển hình.

Viruts cúm lợn có nhiều ở n­ớc mắt, n­ớc mũi của lợn mắc bệnh, từ đây virut có thể lây lan từ lợn ốm sang lợn khoẻ qua tiếp súc, vận chuyển hoặc có thể qua thức ăn n­ớc uống, vật dụng chuồng nuôi.

Về triệu chứng của bệnh: Thời gian nung bệnh từ 1- 2 ngày, bệnh lây lan nhanh, mạnh, đàn lợn mẫn cảm có thể đột ngột phát bệnh hô hấp cho hầu hết lợn. Lợn bệnh th­ường sốt, mệt mỏi, lờ đờ, da mẩn đỏ, bỏ ăn, chảy nhiều n­ước mũi, n­ước mắt, viêm kết mạc mắt, mắt th­ường có nhử (triệu chứng này giống với bệnh dịch tả lợn).

Lợn th­ường xuyên có biểu hiện hắt hơi, ho và thở không đều. Nếu không có vi trùng khác kế phát thì lợn phục hồi dần sau 5 – 7 ngày song cũng có thể con vật nặng lên hoặc kế phát bệnh khác lợn sẽ chết. Tỷ lệ chết do cúm lợn th­ường thấp. Tuy nhiên bệnh nguy hiểm ở chỗ là làm con vật yếu đi sức đề kháng với ngoại cảnh kém và kế phát bệnh khác nhất là bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tai xanh ...

Biểu hiện bệnh tích: Tập chung chủ yếu ở đ­ường hô hấp, viêm phổi với những đám đỏ trên các thuỳ, đặc biệt là ở thuỳ đỉnh, thuỳ tim, trong phế quản có dịch nhầy, đôi khi dịch nhầy trở lên đông đặc.

Các biện pháp phòng bệnh:

Đối với bệnh cúm lợn do virut gây nên, hiện tại ch­ưa có thuốc điều trị đặc hiệu do vậy lấy biện pháp phòng bệnh là chủ yếu. Về nguyên tắc phòng bệnh cúm lợn chủ yếu là vệ sinh phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng.

Do vi rút cúm lợn th­ường lây nhiễm qua tiếp súc trực tiếp, nếu phát hiện lợn bệnh có các triệu chứng như­ trên cần khẩn tr­ương cách ly lợn ốm để nhanh chóng hạn chế lây lan. Phun thuốc sát trùng toàn bộ khu vực có lợn ốm và khu vực chuồng nuôi để ngăn chặn mầm bệnh. Một số loại thuốc sát trùng nên dùng là BKA, Han Iod, Vikol, Biocid.... Việc phun thuốc sát trùng tốt nhất phun theo định kỳ để phòng bệnh cúm lợn cũng như­ một số bệnh truyền nhiễm khác.

Khâu vệ sinh chuồng trại và khu vực chuồng nuôi tuy đơn giản nhưng lại là một trong những biện pháp rất hữu hiệu để phòng bệnh truyền nhiễm nói chung, bệnh cúm lợn nói riêng. Bởi vậy người chăn nuôi cần phải thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, tốt nhất là tạo một thói quen hàng ngày như vậy sẽ hạn chế được dịch bệnh.

Trước khi phun thuốc sát trùng cần làm tốt vệ sinh cơ giới đó là quyets dọn, khơi thông hệ thống cồng rãnh, hệ thống thoát nước vửa để sạch vừa để nâng cao hiệu quả của các loại thuốc phun phòng. Khi dùng thuốc phun phòng nên định kỳ hàng tháng đổi loại thuốc phòng để hạn chế hiện tượng vi trùng nhờn thuốc.

Nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách chăm sóc nuôi d­ương tốt, đảm bảo thức ăn đủ cả lượng và chất, tăng cường bổ sung các loại khoáng chất, vi ta min, các loại thuốc bổ trợ,

Thực hiện nghiêm việc tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin (04 bệnh đỏ, bệnh tại xanh, xuyễn ...) theo đúng quy trình để tránh hiện t­ượng khi lợn mắc bệnh cúm sẽ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác.


Có thể bạn quan tâm

Ảnh hưởng độc tố Fumonisin đến năng suất của lợn thịt Ảnh hưởng độc tố Fumonisin đến năng suất của lợn thịt

Đánh giả ảnh hưởng của độc tố fumonisin (FUM) và hiệu quả của việc sử dụng chất hấp phụ độc tố để làm giảm tác hại của độc tố fumonisin đến năng suất của lợn

03/08/2018
Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái

Căn cứ vào triệu chứng nêu và giai đoạn của lợn thì lợn nhà chị khả năng bị mắc bệnh viêm tử cung. Bệnh này là một bệnh sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn

06/08/2018
Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên

Trong phần này, nội dung chính đề cập đến tầm quan trọng của sữa đầu, thân nhiệt, kháng thể của heo con… cũng như vai trò quan trọng của heo nái

06/08/2018
Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn

Khoáng vi lượng chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu nhưng lại đóng góp vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của lợn.

07/08/2018
Cần bao nhiêu Lactose trong thức ăn cho heo con sau cai sữa? Cần bao nhiêu Lactose trong thức ăn cho heo con sau cai sữa?

Ngan Pháp có tính thích nghi cao, dễ nuôi, ít bệnh, trọng lượng lớn, thịt ngon và tỷ lệ thịt cao hơn ngan nội địa.

08/08/2018